Ôn tập mỹ thuật 7

LN

Các bạn ơi có ai biết bí quyết ôn bài tốt không? Mik sắp thi học kì rồi.

Nếu có thì tư vấn cho mik nha!

Cảm ơn mn!

VT
11 tháng 12 2019 lúc 11:49
1. Tự ôn luyện kiến thức cơ bản là phương pháp ôn thi hiệu quả.

Bởi đây là cách rèn luyện tư duy độc lập, nâng cao hiệu quả học tập, làm giàu tri thức cho bản thân. Thực tế đã chứng minh, hầu hết những học sinh đỗ điểm cao, thậm chí đỗ thủ khoa trong các kỳ thi đều dành phần lớn thời gian tự học, tự ôn thi sau khi học tập chuyên sâu kiến thức.

Tuy nhiên, không phải cứ ngồi vào bàn học càng lâu càng tốt, mà quan trọng là phải tập trung, bạn hãy phân chia thời gian học các môn trong ngày hợp lý. Cần xen kẽ việc học với thời gian thư giãn, giải trí.

2. Phương pháp để ôn thi hiệu quả nên ôn đến đâu phải chắc đến đó.

Mặc dù thời gian thi đang đến gần nhưng cũng đừng quá hấp tấp mà dẫn đến ôn trước quên sau. Kinh nghiệm ôn thi hiệu quả nhất là trong quá trình ôn tập cần chú ý hệ thống lại phần kiến thức đã học sao cho “ôn đến đâu chắc đến đó”.

Phần nào, bài tập nào sức mình làm được thì ôn thật kĩ, để khi đi thi chắc chắn sẽ có điểm. Có ôn như vậy, khi đi thi sẽ giúp “Dê vàng” cảm thấy tự tin và khi thi xong cũng không lo lắng sai phần này hoặc phần kia.

3. Nên bám sát kiến thức cơ bản, kỹ năng và sách giáo khoa

Nắm chắc kiến thức cơ bản, những định nghĩa, kỹ năng được xem là một bí quyết ôn thi hiệu quả để hướng dẫn học sinh triển khai đề cương ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng đúng với trọng tâm, không lan man, ôm đồm, quá tải. Còn sách giáo khoa được coi là tài liệu phục vụ ôn thi tốt nhất.

4. Phương pháp để ôn thi hiệu quả: Ôn theo nhóm.

Ngoài việc học trên lớp và tự học ở nhà, học sinh nên tổ chức hình thức học theo nhóm tại trường lớp, học các nhóm học online như phòng luyện của hệ thống HOCMAI. Bởi vì thông qua nhóm học tập, học sinh dễ dàng thảo luận với nhau để tìm ra những đáp án trước những bài tập khó và có thể góp ý và sửa sai cho nhau.

5. Chọn và phân bố thời gian ôn thi hợp lý

Để ôn thi hiệu quả nên chọn và phân bổ thời gian ôn thi hợp lý nhằm giúp quá trình tự ôn thi đạt hiệu quả cao và làm cho trí óc bớt căng thẳng.

Kinh nghiệm ôn thi hiệu quả là buổi tối nên bắt đầu học từ 19 giờ tới 22 giờ là đi ngủ. Buổi sáng, khoảng 5 giờ thức dậy và học đến 6 giờ thì nghỉ. Đây là hai mốc thời gian quan trọng mà các bạn dễ tự bổ sung kiến thức nhất.

Thời gian còn lại trong ngày, nếu học không vào thì nhất thiết các em phải thay đổi địa điểm, có thể tìm những nơi yên tĩnh để học hoặc dạo chơi cho khuây khỏa, sau đó về học tiếp.

6. Thường xuyên luyện các đề thi năm trước.

Đề thi chứa các nội dung kiến thức đầy đủ và tổng quát nhất, vì vậy luyện đề thi của các năm trước là bí quyết ôn thi hiệu quả nhất. Học sinh không những nắm được các kiến thức đã học, bổ sung những kiến thức còn thiếu mà còn nắm bắt được các thủ thuật làm bài thi sao cho nhanh và chính xác nhất. Đây cũng là cách rèn luyện sự tự tin trước mỗi kỳ thi.

7. Luyện thói quen ôn bài trước khi đi ngủ

Kinh nghiệm ôn thi hiệu quả là trước lúc đi ngủ hay buổi sớm thức dậy, học sinh nên tập thói quen nhẩm đi nhẩm lại kiến thức mà mình vừa học trong đầu để xem thử mình đã học được bao nhiêu phần trăm. Cố gắng ghi nhớ những chi tiết chính, đừng nên vụn vặt, nên vạch ra các ý lớn để ôn tập như nội dung các chương trong chương trình học.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VT
11 tháng 12 2019 lúc 11:50

chúc bạn thành công!!!ok

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TT
12 tháng 12 2019 lúc 11:40

hok gì ôn nấy hehe

nói chung ôn hết lun hiha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
CT
19 tháng 12 2019 lúc 15:45

tặng Lê Thị Quỳnh Như cái này, chúc thi tốt nha

I Các dạng thức so sánh

1. So sánh bằng:

Khẳng định (positive): S + V + as + adj/adv + as + N/pronoun

Phủ định (negative): S + V + not + so/as + adj/adv + N/Pronoun

Ví dụ: She is as beautiful as her mother.

He is not as tall as his brother.

2. So sánh hơn:

Đối với tính từ ngắn: :S + V + adj/adv + er + than + N/pronoun
Tính từ dài : S + V + more + adj/adv + than + N/pronoun

Ví dụ: Mai is taller than Hoa.

She is more intelligent than him.

3. So sánh hơn nhất:

Tính từ ngắn: S + V + the + adj/adv + est + N/pronoun
Tính từ dài : S + V + the most + adj/adv + N/pronoun.

Ví dụ: She learns the best in her class.

He is the most intelligent in his class.

II. Các thì trong tiếng Anh

Thì Hiện Tại Đơn (Simple Present):

S + Vs/es + O (Đối với động từ Tobe) S + do/does + V + O (Đối với động từ thường)

Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại đơn: always, every, usually, often, generally, frequently.

Cách dùng thì hiện tại đơn

Thì hiện tại đơn diễn tả một chân lý , một sự thật hiển nhiên. Ex: The sun ries in the East. Tom comes from England. Thì hiện tại đơn diễn tả 1 thói quen , một hành động xảy ra thường xuyên ở hiện tại. Ex: Mary often goes to school by bicycle. I get up early every morning. Lưu ý : ta thêm “es” sau các động từ tận cùng là : O, S, X, CH, SH. Thì hiện tại đơn diễn tả năng lực của con người : Ex : He plays badminton very well Thì hiện tại đơn còn diễn tả một kế hoạch sắp xếp trước trong tương lai hoặc thời khoá biểu , đặc biệt dùng với các động từ di chuyển.

Thì hiện tại tiếp diễn (Present Continuous): S + be (am/ is/ are) + V_ing + O

Dấu hiệu nhận biết Thì hiện tại tiếp diễn: now, right now, at present, at the moment,……….

Cách dùng Thì hiện tại tiếp diễn

Thì hiện tại tiếp diễn tả một hành động đang diễn ra và kéo dài dài một thời gian ở hiện tại. Ex: The children are playing football now. Thì này cũng thường tiếp theo sau câu đề nghị, mệnh lệnh. Ex: Look! the child is crying. Be quiet! The baby is sleeping in the next room. Thì này còn diễn tả 1 hành động xảy ra lặp đi lặp lại dùng với phó từ ALWAYS: Ex : He is always borrowing our books and then he doesn’t remember – Thì này còn được dùng để diễn tả một hành động sắp xảy ra ( ở tương lai gần) Ex: He is coming tomrow

Lưu ý : Không dùng thì này với các động từ chỉ nhận thức chi giác như : to be, see, hear, understand, know, like , want , glance, feel, think, smell, love. hate, realize, seem, remmber, forget,………. Ex: I am tired now. She wants to go for a walk at the moment. Do you understand your lesson?

Thì quá khứ đơn (Simple Past): S + was/were + V_ed + O

Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ đơn: yesterday, yesterday morning, last week, las month, last year, last night.

Cách dùng thì quá khứ đơn: Thì quá khứ đơn diễn tả hành động đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ với thời gian xác định.

CHỦ TỪ + ÐỘNG TỪ QUÁ KHỨ

When + thì quá khứ đơn (simple past) When + hành động thứ nhất

Thì quá khứ tiếp diễn (Past Continuous):

S + was/were + V_ing + O

Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ tiếp diễn: While, at that very moment, at 10:00 last night, and this morning (afternoon).

Cách dùng thì quá khứ tiếp diễn: Dùng để diễn tả hành động đã xảy ra cùng lúc. Nhưng hành động thứ nhất đã xảy ra sớm hơn và đã đang tiếp tục xảy ra thì hành động thứ hai xảy ra.

CHỦ TỪ + WERE/WAS + ÐỘNG TÙ THÊM -ING. While + thì quá khứ tiếp diễn (past progressive)

Tương lai đơn (Simple Future):

S + shall/will + V(infinitive) + O

Cách dùng thì tương lai đơn:

Khi bạn đoán (predict, guess), dùng will hoặc be going to. Khi bạn chỉ dự định trước, dùng be going to không được dùng will. CHỦ TỪ + AM (IS/ARE) GOING TO + ÐỘNG TỪ (ở hiện tại: simple form) Khi bạn diễn tả sự tình nguyện hoặc sự sẵn sàng, dùng will không được dùng be going to. CHỦ TỪ + WILL + ÐỘNG TỪ (ở hiện tại: simple form)

Thì hiện tại hoàn thành (Present Perfect): S + have/ has + Past participle + O

Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại hoàn thành: already, not…yet, just, ever, never, since, for, recenthy, before…

Cách dùng thì hiện tại hoàn thành:

Thì hiện tại hoàn thành diễn tả hành động đã xảy ra hoặc chưa bao giờ xảy ra ở 1 thời gian không xác định trong quá khứ. Thì hiện tại hoàn thành cũng diễn tả sự lập đi lập lại của 1 hành động trong quá khứ. Thì hiện tại hoàn thành cũng được dùng với i since và for. Since + thời gian bắt đầu (1995, I was young, this morning etc.) Khi người nói dùng since, người nghe phải tính thời gian là bao lâu. For + khoảng thời gian (từ lúc đầu tới bây giờ) Khi người nói dùng for, người nói phải tính thời gian là bao lâu. III.Used to/ Be/ Get used to

1. Used to: đã từng, đã thường.

Dùng để chỉ một thói quen trong quá khứ nhưng nay không còn nữa.

(+) S + used to + V

(-) S + did not/ didn’t + use to + V

(?) Did + S + use to + V?

Ví dụ: I used to wake up late in the morning.

2. Be/ Get used to: quen với

Dùng để chỉ một hành động đã quen hoặc đang dần quen với cái gì.

(+) S + Be/ get used to + V_ing

Ví dụ: I am used to waking up early.

IV. Câu mệnh lệnh

Verb + O

Ví dụ: Open the door!

Don’t eat too much candy!

Có thể thêm “Please” vào đầu hoặc cuối câu để câu lịch sự hơn.

V. Giới từ

Có 3 giới từ chỉ thời gian, vị trí rất thường gặp trong tiếng Anh đó là “In”, “On”, “At” gây khó khăn cho chúng ta khi sử dụng vì rất hay nhầm lẫn.

Giới từ chỉ thời gian.

In: được dùng trước tháng, năm, mùa, thế kỉ và các buổi trong ngày.

Ví dụ: In the morning, In summer, In June……….

On: được dùng trước thứ, ngày, ngày tháng, ngày được định rõ hoặc một phần nào đó trong ngày.

Ví dụ: On my birthday, on Sunday morning………..

At: được dùng với giờ, các thời điểm trong ngày

Ví dụ: at 5 o’clock, at weekend…….

Ngoài ra chúng ta còn sử dụng các giới từ chỉ thời gian khác như “before” ( trước); “after” ( sau); “until” ( mãi đến khi); “from…to…” ( từ lúc nào… đến lúc nào….) ; “during” ( trong suốt); ………..

Giới từ chỉ vị trí.

In: dùng cho những địa điểm lớn.

Ví dụ: in country , in village.

On: dùng cho một vùng tương đối dài, rộng như đường phố, bãi biển..

Ví dụ: on the beach,………

At: dùng cho một địa điểm nhỏ, một địa chỉ xác định, một địa chỉ cụ thể.

Ví dụ: at school,……..

Ta có thể tham khảo hình ảnh sau đây để áp dụng trong việc phân biệt 3 giới từ này:

VI. Câu cảm thán

What (+a/an) + adj + noun (+ subject + Verb)

Ví dụ: What a beautiful house!

What lovely flowers!

VII. Động từ tình thái

May” , “Might”

“May” được dùng để nói về một hành động có thể xảy ra.

Ví dụ: He may be in the living room.

“Might” là dạng quá khứ của “may”, nhưng khi nói về một hành động có thể xảy ra ta có thể dùng “might” mà không nhất thiết phải là một hành động trong quá khứ.

Ví dụ: she might not here.

“May/ might” còn có thể được sử dụng để nói về hành động, sự việc có thể xảy ra ở tương lai.

CAN – CANNOT (can’t)

Can được dùng để diễn đạt:

Khả năng hoặc cơ hội ở hiện tại hoặc tương lai.

Ví dụ: I can ride a horse. (Tôi biết cưỡi ngựa.)

We can stay with my brother when we are in Paris.

(Chúng ta có thể ở với anh tôi khi chúng ta đến Paris.)

Sự xin phép và cho phép.

Ví dụ: All of you cannot stay out after 10 pm.

(Tất cả các em không được ở ngoài sau 10 giờ tối.)

Lời yêu cầu, đề nghị hoặc gợi ý.

Ví dụ: Can you give me a hand? (Bạn có thể giúp tôi không?)

Khả năng có thể xảy ra hoặc dự đoán.

Ví dụ: Any child can grow up to be a famous person.

(Bất cứ đứa trẻ nào khi lớn lên cũng có thể trở thành người nổi tiếng.)

COULD – COULD NOT (couldn’t)

Could được dùng để diễn đạt:

Khả năng ở quá khứ.

Ví dụ: Nancy could ski by the age of ten. (Nancy biết trượt tuyết khi lên 10.)

Khả năng có thể xảy ra / dự đoán (nhưng không chắc chắn bằng can),

Ví dụ: This new drug could be an important step in the fight against cancer.

(Loại thuốc mới này có thể là một bước quan trọng trong trận chiến chống ung thư.)

Sự xin phép; could lễ phép và trịnh trọng hơn can. Nhưng không dùng could để diễn tả sự cho phép.

Ví dụ: Could I use your computer? ~ Yes, of course you can.

(Tôi dùng máy tính của bạn được không? ~ Tất nhiên là được.)

Lời đề nghị, gợi ý hoặc lời yêu cầu lịch sự.

Ví dụ: Could you open the door, please? (Vui lòng mở giúp cửa.)

WOULD – WOULD NOT (wouldn’t)

Would là hình thức quá khứ của will.

Ví dụ: He said he would be back soon. (Anh ấy đã nói sẽ về ngay.)

Would là trợ động từ hình thái, được dùng để diễn đạt:

– Lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.

Ví dụ: Would you pay me in cash, please?

(Vui lòng thanh toán bằng tiền mặt.)

– Thói quen trong quá khứ.

Ví dụ: When we were children we would go skiing every winter.

(Khi còn nhỏ, mùa đông nào chúng tôi cũng đi trượt tuyết.)

SHOULD – SHOULD NOT (shouldn’t)

Should là hình thức quá khứ của shall.

Ví dụ: I said I should consider the thingss carefully.

(Tôi đã nói là tôi sẽ xem xét mọi việc cẩn thận.)

Should là động từ tình thái được dùng để diễn đạt:

– Sự bắt buộc, bổn phận (nghĩa của should không mạnh bằng must).

Ví dụ: You should study harder. (Bạn phải học hành chăm chỉ hơn.)

– Lời khuyên, lời đề nghị.

Ví dụ: You should not do so. (Bạn không nên làm như vậy.)

– Hỏi xin lời khuyên, ý kiến hoặc sự hướng dẫn.

Ví dụ: What should we do now? (Bây giờ chúng ta nên làm gì?)

OUGHT TO – OUGHT NOT TO (oughtn’t to)

Ought to được dùng để diễn đạt:

Lời khuyên, sự bắt buộc (nghĩa của ought to tương tự với should).

Ví dụ: You ought not to stay up so late. (Bạn không nên thức khuya như vậy.)

You ought to be more careful. (Bạn phải cẩn thận hơn.)

Sự mong đợi.

Ví dụ: He should / ought to be home by seven o’clock. (Anh ấy nên về nhà trước 7 giờ.)

[I expect him to be home by seven o’clock.]

MUST – MUST NOT (mustn’t)

Must được dùng để diễn đạt:

Sự cần thiết, sự bắt buộc (nghĩa của must mạnh hơn should / ought to – với should có thể lựa chọn làm hoặc không làm, nhưng với must không có sự lựa chọn).

Ví dụ: Students must pass an entrance examination to study at this school.

(Để được học ở trường này sinh viên phải đậu kỳ thi tuyển sinh.)

All candidates must answer ten questions.

(Tất cả các ứng viên phải trả lời 10 câu hỏi.)

Lời khuyên, lời yêu cầu được nhấn mạnh.

Ví dụ: It’s a really interesting film. You must see it.

(Phim đó thật sự rất hay. Bạn nên xem nó.)

Sự suy luận hợp lý, chắc chắn.

Ví dụ: Harry has been driving all day – he must be tired.

(Harry lái xe cả ngày – chắc anh ấy mệt lắm.)

Must not (mustn’t) được dùng để chỉ sự cấm đoán.

Ví dụ: Cars must not park in front of the entrance.

(Ô tô không được để trước lối vào.)

HAVE TO – DON’T HAVE TO

Have to được dùng để diễn đạt sự cần thiết, sự bắt buộc (have to được dùng để chỉ sự bắt buộc do nội quy, mệnh lệnh, quy định, v,v; must được dùng để chỉ sự bắt buộc đến từ cảm xúc và mong ước của người nói.)

Ví dụ: The soup has to be stirred continuously to prevent burning.

(Món súp cần được khuấy thường xuyên để không bị cháy.)

They have to leave earlier than usual.

(Họ phải đi sớm hơn thường lệ.)

Do not have to (= don’t need) chỉ sự không cần thiết.

Ví dụ: Today is Sunday, so I do not have to get up early.

(Hôm nay là Chủ nhật nên tôi không cần phải dạy sớm.)

VIII. Đưa ra lời đề nghị, gợi ý

What about/ How about + verb_ing/ Nouns

Ví dụ: what about going to the cinema?

Let’s + Verb

Ví dụ: Let’s go to the beach!

Why don’t we/ us + verb?

Ví dụ:why don’t we go to the beach?

Why not + verb?

Ví dụ: why not go out for a walk?

Shall we + verb?

Ví dụ: shall we go out for a walk?

~Good lucky!!!vui~

Tặng cái ảnh này nữa nakkkkkkkkk!!!!!!!!!!!!!!!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
18 tháng 12 2020 lúc 22:08

1. Cho bản thân đủ thời gian để ôn luyện

Đừng để nước đến chân mới nhảy. Đối với một số người có khả năng nhồi nhét một lượng kiến thức khổng lồ vào phút chót nhưng phần lớn chúng ta đều công nhận rằng đây không phải là cách học hiệu quả cho một kỳ thi.

 

Hãy sắp xếp một khoảng thời gian cho việc ôn luyện. Viết xuống tất cả những ngày bạn có môn kiểm tra hoặc môn thi và lập kế hoạch ôn tập dựa trên thời khóa biểu đó.

2. Sắp xếp không gian học tập cho bản thân

Chú ý đến ánh sang, ghế ngồi và loại bỏ những thứ làm bạn phân tán tư tưởng và bạn cảm thấy thoải mái và tập trung hết mức có thể.

3. Sử dụng biểu đồ

Trợ giúp về hình ảnh có thể lo việc ôn tập. Hãy thử thách bằng việc viết xuống tất cả những thứ bạn biết về chủ đề đố và tô đậm những ý chính. Gần đến kỳ kiểm tra thì tóm gọn tất cả các ý chính vào biểu đồ.

 

4. Giải thích câu trả lời cho người khác

Cha mẹ và anh chị em không nên làm phiền bạn trong thời gian học thi.

5. Thực hành trên bài thi cũ

Một trong những cách chuẩn bị hiệu quả cho kỳ thi đó là thực hành trên những điểm kiểm tra cũ. Nó sẽ giúp bạn làm quen với những dạng câu hỏi và nếu bạn tự động giới hạn thời gian làm bài thì sẽ là một thói quen tốt giúp bạn biết dành một khoảng thời gian thích hợp cho mỗi câu hỏi.

6. Sắp xếp theo nhóm

Tập hợp bạn bè của bạn để học theo nhóm. Bạn có thể có những câu hỏi của bạn biết trả lời và ngược lại. Chỉ cần chắc chắn là các bạn sẽ tập trung vào chủ đề trong khoảng thời gian đã thống nhất thì cách học này sẽ là một trong những cách hiệu quả.

7. Giải lao thường xuyên

Khoa học chứng minh là nếu cần phải nhớ một lượng kiến thức khủng trong một thời gian dài thì việc giải lao thường xuyên sẽ có ích.

8. Ăn thức ăn tốt cho trí não

Hãy tránh xa các loại thức ăn nhanh, ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có thể hỗ trợ cho não bộ như: cá, đậu, sữa chua…

9. Lập kế hoạch cho kỳ thi

Hãy chắc chắn rằng bạn chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng trước kỳ thi đừng để nước đến chân mới nhảy.

Hãy kiểm tra tất cả các yêu cầu và sắp sẵn một kế hoạch dài hơi. Nếu có thể thì hãy chạy thử kế hoạch đó, còn không thì ghi xuống từng bước hướng dẫn cụ thể.

Hãy tính xem bạn mất khoảng bao lâu để hoàn thành kế hoạch.

10. Uống thật nhiều nước

Nước sẽ rất cần thiết để não của bạn hoạt động một cách hiệu quả. Hãy nhớ uống thật nhiều nước trong lúc ôn tập và cả trong ngày.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
CM
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
CM
Xem chi tiết