Tập làm văn lớp 7

LN

Các bạn nhận xét giùm mình nha:

Mấy ngàn năm qua, nhân dân ta đã có truyền thống đoàn kết, yêu thương con người. Truyền thống đó đã giúp nhân dân ta vượt qua bao nhiêu khó khăn, gian khổ trong công cuộc dựng nước, giữ nước. Qua đó ta thấy tinh thần đoàn kết thật quý báu biết bao! Vì người xưa muốn nhắn nhủ chúng ta phải tiếp tục giữ gìn, kế thừa và phát huy đạo đức, phẩm chất truyền thống tốt đạp về tinh thần đoàn kết, yêu thương , đùm bọc lẫn nhau của dân tộc, của đất nước nên đã có câu ca dao:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

“Nhiễu điều” là thứ hàng tơ lụa màu đỏ, đẹp, đắt giá; “giá gương” là vật dụng bằng gỗ chạm khắc khéo léo vừa đỡ lấy tấm gương soi vừa để trang hoàng nhà cửa. Nếu hai vật ấy đứng riêng lẻ thì không có gì đặc sắc. Nhưng đặt mảnh lụa đỏ phủ lên giá gương thì chúng tạo nên một cảnh tượng vừa rực rỡ, vừa uy nghiêm. Khi che phủ cho tấm gương như vậy thì tấm “nhiễu điều” phải hứng chịu bao nhiêu bụi bặm để che cho tấm gương được sáng trong, bóng loáng. Chính nhờ bao phủ, chở che cho nhau mà cả hai trở nên cổ giá trị, tôn vinh thêm nét đẹp. Nếu chỉ hiểu đơn giản có vậy thì cũng không sai nhưng chưa sâu, chưa kĩ. Ta có thể hiểu rộng hơn là người trong một nước phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như khi gặp khó khăn hoạn nạn. Cần phải thể hiện tình đoàn kết, yêu thương đối với tất cả những người khác màu da, những dân tộc trên thế giới. Đó chính là tinh thần “tứ hải giai huynh đệ.”

Vậy tại sao “người trong một nước phải thương nhau cùng”? Lời khuyên đã trở thành một hơi thở của dân tộc được gìn giữ và truyền từ đời này sang đời khác. Con người sống trong xã hội không phải lẻ loi, đơn độc một mình như một ốc đảo hoang vắng mà ai cũng có một mối liên hệ qua lại mật thiết với nhau: người trong một nước là cùng chung dòng máu Việt, một cội nguồn từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ – sự kết hợp bằng tinh hoa của Rồng và Tiên. Vậy nên cả 54 dân tộc ta đều là anh em, cùng chung ruột thịt. Truyền thuyết là vậy, nhưng cũng từ đó mà nhân dân ta đã tạo nên một sợi dây gắn kết bền chặt, một sợi dây gắn kết những tầm hồn, những tình yêu thương chúng ta dành cho nhau. Như các bạn biết đấy, cuộc đời người nào có phải ai cũng suôn sẻ, cũng thuận lợi. Dòng đường đời lắm gian nan, nhiều phong ba bão táp nên sẽ luôn có người ngã xuống, có người thất bại, có người có thể tự mình đứng lên, cũng có người sẽ không thể gượng dậy. Khi đó, chúng ta sẽ mong mỏi có một bàn tay ấm áp nắm lấy tay ta, kéo ta lên để ta bước tiếp trên con đường phía trước. Và bàn tay đó không hoa mĩ, không trừu tượng nhưng trong văn thơ đâu đơn giản: đó là tình yêu thương. Tình yêu thương con người, tình yêu thương đồng loại, tình yêu thương tất cả. Đó đều là sức mạnh giúp ta đứng lên, vượt qua mọi khó khăn. Tất nhiên, không phải tình yêu đó sẽ làm bạn bất tử và không bao giờ vấp ngã nhưng nó sẽ mãi che chở cho ta, làm cho ta có thêm niềm tin vào cuộc sống này hơn. Để có được tình yêu đó thì không phải là điều khó. Nếu ta biết trao sự giúp đỡ, tình yêu thương của mình cho người khác, thì sẽ có người khác lại giúp đỡ ta, san sẻ tình yêu thương cho ta.

“Chúng ta cần phải luyện tính yêu thương con người.” Ai cũng có thể nói vậy nhưng nói thì dễ hơn làm. Cái khó là phải làm sao để cho gần 95 triệu con người Việt Nam, 95 triệu con tim cùng hòa chung nhịp đập, cùng biết san sẻ, cùng biết yêu thương lẫn nhau. Để đạt được điều này, đầu tiên chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết “cho” và biết “chia sẻ”. Việc rèn luyện là cả một quá trình, ta không thể một sớm một chiều có thể đạt được mà là phải cố gắng không ngừng và phải áp dụng nó trong mỗi ngày. Đơn giản nhất, hãy biết đùm bọc, yêu thương những người trong gia đình, những người ta gắn bó nhất. Rồi dần dần, tình cảm đó sẽ nâng lên là yêu thương giúp đỡ người trong một xóm, một phố, một đất nước. Thế giời ngoài kia đang đầy rẫy những bi thảm của những cuộc đời bất hạnh, đang có những bàn tay mong mỏi được giúp đỡ: từ những cơn lũ quét cuốn trôi một tỉnh thành, hay là những bàn tay của trẻ em đang trong độ tuổi đi học lại phải đi ăn xin vì bị bỏ rơi… Điều này đã thôi thúc chúng ta cần phải giúp đỡ họ, bằng những công việc cụ thể như quyên góp tiền ủng hộ, hay xây những nhà tình nghĩa cho trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, hoặc những chiến dịch hiến máu nhân đạo của các tổ chức, cộng đồng, xã hội. Nó sẽ phần nào đem lại nụ cười cho những người gặp hoạn nạn, một nụ cười hạnh phúc. Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu đó còn vượt qua cả biên giới, đó là chúng ta cần phải biết giúp đỡ tất cả mọi người dù họ thuộc quốc gia, thuộc chủng tộc nào. Điều đó được thể hiện trong chính những hoạt động xã hội như cứu giúp Nhật Bản sau thảm họa, hay việc bảo vệ quyền con người trên các quốc gia. Tất cả góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các dân tộc với nhau, làm cho thế giới này trở nên văn minh hơn, tốt đẹp hơn.

Vậy càng thấm nhuần lời dạy của cha ông, chúng ta cần phải ghi nhớ một chân lí. Chính là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công.

HD
10 tháng 7 2017 lúc 16:27

Bạn làm hay rồi.hihi

Bình luận (1)
CD
12 tháng 10 2017 lúc 20:11

hayvui

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
AA
Xem chi tiết
TY
Xem chi tiết
KB
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
KB
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết