Văn bản ngữ văn 7

MS

Ca dao thiên về tình cảm và biểu hiện lòng người .Ca dao là tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng

Dựa vào những hiểu biết của mình về ca dao em hãy làm sáng tỏ ý liến trên

PM
23 tháng 10 2018 lúc 22:08

a dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

tham khảo ạ

Bình luận (0)
NM
23 tháng 10 2018 lúc 22:15

a. Mở bài:

Giới thiệu về ca dao và dẫn dắt nhận định.

b. Thân bài:

* Giải thích

- Người lao động xưa thường dùng ca dao để bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình. Ca dao là tiếng hái tâm tình của người lao động. Những cảm xúc, suy nghĩ những tình cảm được biểu hiện trong ca dao có sự gắn bó trực tiếp với những cảnh ngộ nhất định.

- Ca dao chủ yếu được sáng tác theo thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc mượt mà sâu lắng vì thế người nghệ sĩ dân gian đã dùng ca dao để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của mình.

- Ca dao đã diễn tả phong phú và tinh tế đời sống tâm hồn của người dân.

* Chứng minh

- Tình yêu quê hương đất nước.

+ Yêu mến gắn bó làng quê nơi mình sinh ra (Dẫn chứng).

+ Tình cảm tự hào đắm say trước vẻ đẹp của Tây Hồ buổi sáng sớm(Dẫn chứng).

- Quê hương dù có nghèo khó nhưng đi đâu làm gì thì trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn hướng về quê (Dẫn chứng).

- Ca dao là tiếng hát chứa chan về tình cảm gia đình, bạn bè + Đó là tình cảm của con cháu với ông bà (Dẫn chứng).

+ Tình cảm của con cái với bố mẹ (Dẫn chứng).

+ Tình cảm anh chị em ruột thịt, trân trọng quý mến nhau (Dẫn chứng).

- Tình yêu lao động sản xuất. Không khí làm ăn vui vẻ tấp nập trên cánh đồng: Trên đồng cạn dưới đồng sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

- Là tinh thần phản kháng xã hội bất công. Ca dao là tiếng nói ngọt ngào yêu thương nhưng cũng là tiếng nói căm hờn bởi những kẻ bóc lột.

- Đối với bọn quan lại, nhân dân ta lưu truyền một chân lí: Con vua thì lại làm vua… và họ có mơ ước: Bao giờ dân nổi can qua/ Con vua thất điểm thế lại ra quét chùa.

- Trong xã hội cũ thân phận của người phụ nữ lại phải chịu nhiều đắng cay. Tiếng nói phản kháng của họ có khi yếu ớt thể hiện qua nỗi than thân đau đớn của mình (dẫn chứng).

c. Kết bài:

Khẳng định giá trị to lớn của ca dao với đời sống tinh thần của nhân dân:

- Diễn tả đời sống tâm hồn của người bình dân xưa kia, ca dao là người bạn thân thuộc đối với mỗi người dân.

- Ca dao mãi là dòng suối mát nuôi dưỡng tâm hồn của các thế hệ người Việt Nam. Chúng ta học được nhiều bài học bổ ích về đạo làm con cháu, tình nghĩa gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương xứ sở và rộng hơn là đạo lý làm người.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HT
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết