Ôn tập lịch sử lớp 7

NN

C1:Nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng Nghệ An,Tân Bình,Thuận Hoá và tiến quân ra Bắc như thế nào?

C2:Vì sao Lê Lợi chọn Làm Sơn làm căn cứ để tiến hành khởi nghĩa?

C3:Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn ?

C4:Miêu tả tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ?

C5:Quân đội thời Lê Sơ được tổ chức như thế nào?Có gì giống và khác so với quân đội thời Trần?

C6:Nội đúng pháp luật thời Lê Sơ?Pháp luật thời Lê Sơ có gì giống và khác so với pháp luật thời Trần?

C7:Trình bày tình hình kinh tế nước ta dưới thời Lê?

C8:Xã hội nước ta dưới thời Lê bị phân hoá như thế nào?

C9:Trình bày tình hình giáo dục và khoa cử lẻ nước ta thời Lê?

C10:Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ được tổ chức quy củ và chặt chẽ hơn so với bộ máy nhà nước thời Lý Trần lử những điểm nào?Hai bộ máy nhà nước này có đặc điểm gì khác nhau?

C11:Trình bày tình hình chính trị,xã hội lử nước ta thử thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII?

C12:Nêu các cuộc chiến tranh phong kiến và hậu quả của nó?

H24
2 tháng 4 2021 lúc 14:44

câu 1 tham khảo

1. Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuậnNgày 12/ 10/ 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công Đa Căng Thọ Xuân – Thanh Hóa), sau đó hạ thành Trà LânTrên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.

2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425)

Tháng 8 / 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa

=> Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm

3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)

Tháng 9/ 1426, nghĩa quân chia làm 3 đạo tiến quân ra Bắc :Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sangĐạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông QuanĐạo thứ ba, tiến thẳng về Đông QuanNghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặtNghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ

=> Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công

Bình luận (0)
H24
2 tháng 4 2021 lúc 14:45

câu 2 tham khảo

Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu dễ vận chuyển bằng đường thủy     nối liền đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở, là nơi giao tiếp với các dân tộc Việt, Mường, Thái và  là quê hương của Lê Lợi

Bình luận (0)
H24
2 tháng 4 2021 lúc 14:45

câu 3 tham khảo

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.



 

Bình luận (0)
H24
2 tháng 4 2021 lúc 14:46

4. tham khảo

* Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

- Ở trung ương:

+ Đứng đầu triều đình là vua.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở địa phương:

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

* Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:



 

Bình luận (0)
H24
2 tháng 4 2021 lúc 14:47

5 tham khảo

1, - Quân đội nhà Lê được tổ chức theo chế độ ngụ binh ưu nông, được chia làm 2 bộ phận chính: 

+ Quân triều đình và quân địa phương ( bao gồm bộ binh thủy binh tượng binh , kị binh )

- Tổ chức quân đội thời Trần: Quân đội gồm cấm quân và quân các lộ. Ở làng,xã có hương binh. Ngoài ra còn có quân của các vương hầu. Quân đội tuyển chọn theo chính sách  "ngụ binh ư nông""quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông". Học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ. Bố trí tướng giỏi đóng quân ở các vùng hiểm yếu. Nhất là biên giới phía Bắc.

- Tổ chức quân đội thời Lê Sơ: Thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông",Quân đội gồm 2 bộ phận: Quân triều đình và quân địa phương: bộ binh,thủy binh,tương binh và nghị binh. ( Vũ khí: đao kiếm,cung tên,hỏa pháo. Kiên quyết bảo vệ vùng biên giới )

Bình luận (0)
H24
2 tháng 4 2021 lúc 14:48

6 tham khảo

Luật pháp thời Lê sơ.

- Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là  luật Hồng Đức).

- Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền của phụ nữ.

* Giống nhau:

- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

 Khác nhau:

Thời   Trần

- Bảo vệ quyền lợi tư hữu

- Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ

Thời lê sơ 

- Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế.

- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

- Hạn chế phát triển nô tì.

- Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở "Luật Hồng Đức".

- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.



 

Bình luận (0)
H24
2 tháng 4 2021 lúc 14:49

7 tham khảo

+ Về nông nghiệp : Hằng năm , vào mùa xuân vua Lê tổ chức lễ tịch điền, khải khẩn đất hoang , đào vét kênh ngòi do đó nông nghiệp phát triển.

+ Về thủ công nghiệp :

- Thế kỉ X, nhà nước Đại Cồ Việt đã cho xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước

- Chuyên chế tạo sản phẩm phục vụ của các quan, triều đình đúc tiền, rèn vũ khí , manh vũ khí , mang mũ ác xây dựng cung điện

- Các nghề thủ công bắt đầu phát triển: dệt lụa,kéo tơ,.....

+ Về thương nghiệp:

- Đúc tiền lưu thông trong nước

- Nhiều trung tâm buôn bán , khu chợ hình thành.

- Buôn bán với nước ngoài được mở rộng

Kinh tế ngày càng phát triển, có đồng tiền riêng,bắt đầu kinh tế tự chủ

 

Bình luận (0)
H24
2 tháng 4 2021 lúc 14:50

9 tham khảo

Tình hình giáo dục và khoa cử

- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

- Thời Lê sơ (1428 - 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.



 

Bình luận (0)
H24
2 tháng 4 2021 lúc 14:51

10 tham khảo

Bộ máy Nhà nước thời Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ở những điểm sau:

- Ở triều đình:

+ Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở các đơn vị hành chính: Thời vua Lê Thánh Tông, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã. => Thể hiện nhà nước trung ương đã với tay đến tận địa phương.

- Ở cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại:

+ Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục: mở thêm các trường học, nới rộng các đối tượng được đi học,...

+ Đưa chế độ thi cử vào nề nếp, có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan lại: thi Hương ở các đạo, thi Hội, thi Đình ở kinh đô. Tổ chức nhiều kì thi hơn thì số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên cũng nhiều hơn.

+ Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.



 

Bình luận (0)
H24
2 tháng 4 2021 lúc 14:53

10 tham khảo

 Ở thời Lê Sơ: 

  + Mọi quyền hành về tay vua bao gồm cả việc chỉ huy quân đội.

  + Là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.

- Ở thời Lý Trần

   + Vua cũng nắm mọi quyền hành tuy nhiên không như thời Lê Sơ.

   + Là nhà nước quân chủ quý tộc.

Bình luận (0)
H24
2 tháng 4 2021 lúc 14:54

11 tham khảo

Về chính trị:

+ Nhà Lê suy yếu, dẫn đến sự sụp đổ của triều Lê và sự thành lập triều Mạc. Hình thành cục diện Nam triều – Bắc triều.

 

 

+ Cuối cùng, sau chiến tranh Trịnh – Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong – Đàng Ngoài, hình thành hai chính quyền: “vua Lê – chúa Trịnh” và “chúa Nguyễn”ở hai đàng.


 
–     Về xã hội:

+ Mâu thuẫn xã hội gay gắt làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân.

+ Chiến tranh phong kiến liên miên ; nhân dân chết chóc, đói khổ, li tán.

 

 

Bình luận (0)
H24
2 tháng 4 2021 lúc 14:55

12 tham khảo

1 Phong trào khởi nghĩa nông dân ở đầu thế kỉ XVI- Ý nghĩa: Tuy bị thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê nhanh chóng sụp đổ.

2. Cuộc chiến tranh Nam-Bắc Triều_ Ý nghĩa: Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa gây ra hậu quả lớn về người vả cuả.

3. Chiến tranh Trịnh-Nguyễn_Ý nghĩa: Là một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Đất nước bị chia cắt kéo dài mãi đến cuối thế kỉ XVIII gây ra bao đau thương, tổn hại cho dân tộc, đất nước.

Bình luận (0)
H24
2 tháng 4 2021 lúc 14:55

nhớ tick nhé

 

Bình luận (1)
H24
4 tháng 4 2021 lúc 20:49

Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê là phân hóa đó

 

Bình luận (0)