C1: Nhà nước thời Lê Sơ và nhà nước thời Lý- Trần có đặc điểm gì khác nhau?
C2: Luật pháp thời Lê Sơ có điểm nào giống và khác thời Lý-Trần
C3: Xã hội thời Lý-Trần và Lê Sơ có những giai cấp nào. Có gì khác nhau
C4: Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống quân Minh
C5: Cuộc kháng chiến chống quân Minh để lại những ý nghĩa lịch sử gì
C6: Đánh giá nghệ thuật quân sự của bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh
Câu 1:
Đặc điểm khác nhau giữa nhà nước Lê sơ và nhà nước thời Lý -Trần:
- Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước thời Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.
- Tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã thời Lẽ Thánh Tông hoàn chinh hom, chặt chẽ hơn. Tính tập quyền cao hơn. Nhà nước Lý - Trần được gọi là nhà nước quân chủ quý tộc, nhà nước Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.
Câu 2:
Những điểm giống và khác nhau giữa luật pháp thời Lê sơ và thời Lý - Trần :
- Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, cùng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
- Khác nhau, luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).
Câu 3:
- Giống nhau : Dựa vào nội dung bài 20, SGK (tr. 98) để nắm được ờ các thời kì này xã hội đều có hai giai cấp chính : giai cấp thống trị và giai cấp bị trị với các tầng lớp quý tộc, địa chủ tư hữu (giai cấp thống trị), nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.
- Khác nhau : Thời Lý - Trần, tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội. Thời Lê sơ, tầng lớp nông nô không còn, nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển rất mạnh.
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/185555.html em tham khảo để thấy được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh
Với câu hỏi về ý nghĩa lịch sử em cần rút ra thường là về tinh thần yêu nước, đoàn kết, nghệ thuật đánh giặc, sự mưu trí của tướng tài sẽ tạo nên sức mạnh...để đánh bại quân xâm lược. Tinh thần nhân đạo thể hiện qua việc cấp ngựa, thuyền cho quân Minh về nước
Nghệ thuật trong việc chọn địa điểm khởi nghĩa, lựa chọn nhân tài, tận dụng thời cơ, nghệ thuật đánh du kích,....em có thể phân tích qua diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
Chúc em học tốt và có nhiều câu hỏi hay gửi tới Hoc24 nhé!
1.
- Ở thời Lê Sơ: + Mọi quyền hành về tay vua bao gồm cả việc chỉ huy quân đội. + Là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế. - Ở thời Lý Trần + Vua cũng nắm mọi quyền hành tuy nhiên không như thời Lê Sơ. + Là nhà nước quân chủ quý tộc.2.Những điểm giống và khác nhau giữa luật pháp thời Lê sơ và thời Lý - Trần :
- Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, cùng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
- Khác nhau, luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).
3.
- Xã hội thời Lý và thời Trần đều có hai giai cấp chính, đó là giai cấp thống trị và bị trị và gồm nhiều tầng lớp: quý tộc, địa chủ tư hữu (cùng là giai cấp thống trị) và nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì (cùng là giai cấp bị trị) - Điểm khác nhau: + Thời Lý - Trần: tầng lớp vương hầu, quý tộc nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô, nô tì chiếm số đông. + Thời Lê Sơ: số lượng nô tì ngày càng giảm dần và được xóa bỏ vào cuối thời Lê. Tầng lớp địa chủ rất phát triển do nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình để làm nông nô hoặc áp bức dân tự do làm nô tì.