Văn bản ngữ văn 7

LN

C1

Em hiểu gì về câu tực ngữ tấc đất tấc vàng

(Viết bài văn)

C2

Em hiểu gì về câu tục ngữ

Học ăn học nói học gói học mở

(Viết bài văn)

Câu 1: ( Tham khảo )

Câu tục ngữ "Tấc đất tấc vàng" nhằm nói lên tầm quan trọng của ruộng đất trong cuộc sống con người. Dân tộc Việt Nam chính là một đất nước làm nghề nông nghiệp khi con người có ruộng đất trong tay thì sẽ có thể tạo ra nhiều của cải vật chất, nhiều lúa gạo. Một nước nông nghiệp thì lúa gạo quý như vàng ngọc.

Tấc đất tấc vàng là gì? Người ngày xưa thường lấy "tấc" để dùng làm đơn vị đo lường trong cuộc sống. Hình ảnh "tấc đất" được so sánh với một "tấc vàng" nhằm nói tới sự quý giá của đất đai với cuộc sống của người dân lao động. Vàng là một kim loại quý được người đời trân trọng, chính vì vậy khi so sánh "đất" với "vàng" nhằm nói tới sự quan trọng, quý giá vô cùng.

Đất đai chính là nguồn tài sản lớn lao của mỗi quốc gia, bởi tất cả mọi thứ trên đời đều phải xây dựng và phát triển trên đất. Từ việc xây dựng nhà cửa, trường học, cho tới việc trồng trọt, khai thác khoáng sản, kim loại, hay than, quặng… đều từ trong lòng đất mà ra. Bên cạnh đó câu tục ngữ "tấc đất tấc vàng" còn có ý nghĩa sâu sắc khác. đó là nước ta là một nước trải qua nhiều gian khổ, khó khăn, chúng ta từng trải qua nhiều cuộc kháng chiến đối đầu với nhiều kẻ thù lớn mạnh, nhiều vị anh hùng dân tộc của chúng ta đã phải nằm xuống để bảo vệ từng nắm đất của quê hương.

Mỗi năm đất trên quê hương Việt Nam chúng ta đều nhuộm máu đỏ của từng người dân chúng ta, để có một đất nước Việt Nam hòa bình tự do như ngày hôm nay chúng ta đã phải trả giá hy sinh rất nhiều. Chính vì vậy, người xưa mới ví von rằng "Tấc đất tấc vàng" nhằm khẳng định sự quý giá của đất đai đối với cuộc sống con người. Con người muốn tồn tại cần phải có đất đai để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, tạo ra nhiều của cải vật chất. Đất đai còn là tài sản vô giá của mọi quốc gia trên trái đất này. Nó chính là tổ quốc là giang sơn của mỗi chúng ta, là ngôi nhà chung của mỗi con người chúng ta. Mỗi chúng ta sống luôn gắn liền với đất, đất sống không thể thiếu với mỗi người "tấc đất tấc vàng" có giá trị vô cùng to lớn với người dân.

Câu tục ngữ "Tấc đất tấc vàng" chính là một câu nói thể hiện việc quan trọng của đất đai, muốn mỗi người dân chúng ta hãy biết trân trọng bảo vệ giữ gìn bảo vệ từng mảnh đất quê hương, không được hoang phí tài nguyên đất đai, không bỏ hoang đất đai. Một đất nước đi lên từ một nước nông nghiệp như nước ta, sau khi chiến tranh kết thúc chính sách của nhà nước ta chính xây dựng một đất nước mới. Chính sách khai hoang được đưa ra nhằm xây dựng một đất được giàu mạnh không bị bỏ hoang mảnh đất nào nhằm xây quê hương mới giàu mạnh, giàu có hơn.

Câu tục ngữ "Tấc đất tấc vàng" nhằm khẳng định vị trí quan trọng của đất đai đối với cuộc sống của con người. Thông qua câu tục ngữ "Tấc đất tấc vàng" người xưa muốn nhắc nhở con cháu mình hãy trân trọng tài nguyên đất của nước mình. Bởi đất đai chính là một tài nguyên vô giá của quốc gia dân tộc, vì nguồn tài nguyên này vì bảo vệ đất đai mà nhiều người dân nhiều vị anh hùng dân tộc đã hy sinh trong chiến tranh gian khổ.

Từ xưa đến này thì đất nước ta vốn là một đất nước thuần nông cho nên coi trọng đất đai cũng chính là một điều dễ hiểu. Ông cha ta cũng đã có câu tục ngữ nói về tầm quan trọng cũng như giá trị của đất đó là “Tất đất tấc vàng” như muốn nhắn nhủ con người cần phải trân trọng và gìn giữ đất đai hơn.

“Tấc đất tấc vàng” chính là câu nói thể hiện giá trị của đất, đồng thời câu tục ngữ dường như cũng đã cho thấy được đất quý như vàng. Lý do ở đây chính là khi có đất thì còn người có thể có rất nhiều việc làm và nuôi sống bản thân cũng như cả gia đình của mình. Không những vậy, các câu tục ngữ còn khẳng định được giá trị của những sản phẩm khi con người chúng ta được làm ra cần quý trọng và gìn giữ nó một cách cẩn thận, trân trọng nó hơn nữa. Cũng bên cạnh nhưng giá trị của nó đó lại chính là biết bao nhiêu những công lao của ông cha ta đã gìn giữ lại cho con cháu đến ngày hôm nay. Thực sự có thể nhận thấy được chính từ đất đai, ông cha ta như khuyên răn con người như cũng phải thật chăm chỉ trồng trọt cấy cầy, làm ra được cả những hạt gạo trắng ngần để nuôi sống chúng ta. Không thể phủ nhận được chính câu tục ngữ nó cũng đã khẳng định được chắc chắn giá trị to lớn của đất với con người.

Song, chúng ta cũng hãy nên nhìn nhận được câu tục ngữ nên được hiểu theo một cách rộng lớn, và hiểu theo được ý nghĩa khái quát to lớn hơn. Ta có thể hiểu được đất ở đây là đất đai trong cuộc sống của con người. Còn vàng ở đây là kim loại và nó lại có giá trị về mặt vật chất rất lớn, tất cả những điều gì quý đều được ông cha ta ví với vàng. Khi có vàng trong tay cũng chẳng khác là tiền, là vật báu có thể quy đổi ra rất nhiều những món đồ khác mà chúng ta mong muốn có. Và tác giả gian gian cũng thật tài tình biết bao nhiêu khi đã miêu tả, so sánh một cách tương đồng đó là một tấc đất thì bằng một tất vàng. Điều này như nhằm nhấn mạnh được thêm rằng đất thực sự quý với con người chúng ta nên chúng ta cần phải biết yêu thương cũng như sử dụng nó.

Khi có đất thì con người ta cũng có thể lại trồng trọt chăn nuôi, xây dựng nhà để có thể ở. Và khi có đất, chính là chúng ta có một điểm tựa và cũng đồng thời sản xuất được ra hàng hóa cũng như của cải vật chất bằng chính sức lao động của chính mình. Con người ta không có vàng thì vẫn có đất, đất vẫn nuôi ta có thể sinh sống được nếu như con người không cho đất ngơi nghỉ, luôn cải tạo đất và ra sức trồng trọt.

Thực sự với một đất nước thuần nông như nước Việt Nam ta thì việc lấy nông nghiệp làm trọng là một điều vô cùng thiết thực. Có lẽ cũng chính bởi vậy đất đai luôn luôn vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Khi có đất thì cũng lại có thể làm ra nhiều thứ khác có giá trị cũng giống như vàng vậy. Không những thế lời dạy trên còn như muốn nhắn nhủ rằng con người chúng ta không nên ỷ lại mình có vàng nên bỏ đất trống. Cũng không trồng trọt gì cả và nếu làm như thế thì cho đến một ngày khi ăn hết vàng đi thì cũng không còn gì để sinh sống nữa. Thông qua câu tục ngữ, ông cha ta muốn khẳng định giá trị của đất đai đặc biệt đối với một nước thuần nông. Khi có đất có thể làm ra tất cả nhưng vàng thì không thể cho nên mỗi người cũng nên phải biết và tôn trọng những điều mình đang có, đừng lãng phí vì khi mình chưa biết hết giá trị sử dụng của đất.

Mỗi người dân lao động chúng ta cũng hãy cứ cố gắng biến đất thành vàng bằng chính công sức lao động của chính mình, bằng mồ hôi xương máu của chính mình chứ đừng bỏ đất hoang.

Thực sự thì câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” là một câu tục ngữ thật hay và đã có sự khẳng định giá trị của đất đó chính là đất quý như vàng. Câu tục ngữ như nhắc nhớ chúng ta hãy biết coi trọng và sử dụng đất hợp lý hơn nữa. Quả thật đây là một bài học thật thấm thía và cũng thật đúng đắn mà chúng ta cần khắc ghi.

Chúc bạn học tốt! :)
#Rin
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PL
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết