Văn bản ngữ văn 7

NT

Bạn nào thi rùi cho mình tham khảo một số đề thi ngữ văn lớp 7 giữa kì 1 nha
CẢM ƠN CÁC BẠN NHIỀU!

NT
15 tháng 10 2019 lúc 19:38

nguyen thi huyen trang tham khảo ạ

đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn văn - VnDoc.com

Đề khảo sát giữa học kì I môn Ngữ văn 7 - Có đáp án - Tài liệu

Bình luận (0)
DH
16 tháng 10 2019 lúc 8:52

Tham khảo:

Đề bài

I. Phần trắc nghiệm:(2 điểm)

Ghi lại tên chữ cái đứng đầu đáp án đúng

Câu 1. Kể tên truyện truyền thuyết đã học

A. Con Rồng cháu Tiên.

B. Sơn Tinh Thủy Tinh.

C. Bánh chưng bánh giầy, Con rồng cháu Tiên,

D. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh.

Câu 2: Vua Hùng phong Gióng là gì?

A. Thánh

C. Phù Đổng Thiên Vương

B. Thiên Vương

D. Vương

Câu 3: Truyền thuyết Thánh Gióng nhằm giải thích hiện tượng này

A. Tre đằng ngà có màu vàng óng

C. Có nhiều hồ ao để lại

B. Thánh Gióng bay về trời

D. Có một làng được gọi là làng Gióng

Câu 4: Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng:

Thể hiện ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng

A. Đúng

B. Sai

Câu 5: Nguyên nhân chính nào dẫn đến dẫn đến cuộc đánh nhau giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh?

A. Vua Hùng kén rể

B. Vua Hùng không công bằng trong việc đặt ra sính lễ.

C. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh

D. Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ.

Câu 6: Tại sao em bé trong văn bản “ Em bé thông minh” được hưởng vinh quang?

A. Nhờ may mắn và tinh ranh

B. Nhờ thông minh, hiểu biết.

C. Nhờ sự giúp đỡ của thần linh

D. Nhờ có vua yêu mến

Câu 7: Truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh phản ánh hiện thực và ước mơ gì của người Việt cổ?

A. Chống thiên tai và chế ngự lũ lụt

B. Dựng nước của vua Hùng.

C. Giữ nước của vua Hùng

D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc vua Hùng.

Câu 8: Mục đích chính của truyện "Em bé thông minh" là gì?

A. Ca ngợi tài năng, trí tuệ con người.

B. Phê phán những kẻ ngu dốt.

C. Khẳng định sức mạnh của con người.

D. Gây cười.

II. Phần tự luận: (7 điểm)

Câu 1: (3 điểm):

Đọc kĩ đoạn văn sau:

Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản?

b) Văn bản thuộc thể loại gì? Hãy nêu khái niệm của thể loại đó.

c) Kể thêm 3 văn bản cùng thể loại với văn bản trên mà em biết.

Câu 2: (5 điểm):

Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu nêu ý nghĩa của chi tiết: Bà con góp gạo nuôi Gióng (Thánh Gióng). Trong đoạn sử dụng ít nhất 1 từ ghép, 1 từ láy (Gạch chân - chỉ rõ từng loại)

..............

Đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn - Đề 2 Đề bài

Câu 1: (1,0 điểm)

Trình bày khả năng kết hợp của danh từ.

Hãy nêu 1 ví dụ.

Câu 2: (1,0 điểm)

Chỉ ra từ dùng sai trong câu sau và chữa lại cho đúng.

Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái của con người.

Câu 3: (2,0 điểm)

a) Nêu điểm khác nhau giữa hai thể loại truyện dân gian: truyền thuyết và cổ tích.

b) Nêu ý nghĩa truyện "Em bé thông minh"

Câu 4: (1,0 điểm)

Cho biết các chi tiết có liên quan đến sự thật lịch sử trong truyện "Thánh Gióng".

Câu 5: Tập làm văn: (5,0 điểm)

Đề: Kể về một lần em mắc lỗi.

Đáp án đề thi

Câu 1:

– Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước các từ: này, ấy, đó ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. 0,5 điểm

– Nêu ví dụ đúng.0,5 điểm

Câu 2:

Từ sai: linh động.0,5 điểm

– Chữa lại: sinh động.0,5 điểm

Câu 3:

a)- Truyền thuyết:

Kể về sự kiện và nhân vật lịch sử. 0,25 điểm

Thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử. 0,25 điểm

– Cổ tích:

Kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc. 0,25 điểm

Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về lẽ công bằng xã hội, cái thiện thắng cái ác. 0,25 điểm

b)- Ý nghĩa:

Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian 0,5đ

Tạo tiếng cười vui vẻ hồn nhiên trong đời sống 0,5đ

Câu 4:

– Các chi tiết: Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng, giặc Ân, làng Cháy, núi Sóc, núi Trâu, đền thờ Phù Đổng….

(Nêu đúng từ 4 chi tiết trở lên) 1,0 điểm

Câu 5/– Tập làm văn: (5,0 điểm)

– Yêu cầu chung:

Học sinh biết làm bài tập làm văn đúng yêu cầu về nội dung và thể loại.

Nội dung: Kể về một việc lầm lỗi em đã làm.

Thể loại: Kể chuyện.

– Yêu cầu cụ thể: Bài có đủ bố cục ba phần:

a- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện kể (việc lầm lỗi).

b- Thân bài: Diễn biến câu chuyện.

Câu chuyện xảy ra ở thời gian nào? Ở đâu? Đó là việc gì?

Có những nhân vật nào liên quan? (Nếu có)

Câu chuyện để lại ấn tượng sâu sắc nào?

c- Kết bài: Tình cảm và suy nghĩ của em đối với câu chuyện.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HU
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
DW
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
BB
Xem chi tiết
SB
Xem chi tiết