Bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động có mục đích cung cấp thông tin về quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động đó. Văn bản 2 của phần Đọc thuộc loại này. Hẳn em không thể quên nhiều trò chơi hay hoạt động đặc biệt đã theo suốt tuổi thơ của mình hoặc từng biết đến không ít trò chơi hay hoạt động độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa từng vùng miền đất nước. Em hãy giới thiệu về một trò chơi hay hoạt động với mọi người bằng một bài văn thuyết minh.
* Bài viết tham khảo:
Nước Việt Nam là một trong những nước có nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngoài việc biểu hiện qua các câu hát dân gian thì còn thể hiện qua các trò chơi nhảy dây.
Nhảy dây được xem chính là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc, đặc biệt là ở những vùng quê, vùng nông thôn ở Việt Nam. Ta dường như cũng giống như trò chơi chi chi chành chành hay chơi xóc hòn thì trò nhảy dây ở đây cũng vô cùng đơn giản. Bạn cũng chỉ cần một sợi dây là mọi người có thể tham gia. Một trong những đặc trưng riêng biệt của các trò chơi dân gian đó chính là tính cộng đồng cao. Có lẽ cũng chính bởi vậy mà bất kể trò chơi dân gian nào cũng đòi hỏi sự tham gia của cả tập thể, nó cũng đã giúp gắn kết quan hệ giữa người với người trong một cộng đồng. Trò chơi này dường như cũng sẽ mang tính giải trí cao bởi thời gian lễ hội diễn ra các trò chơi dân gian thường là vào khoảng thời gian nông nhàn rỗi nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt vào cuối những mùa vụ, khi những người nông dân đã hoàn thành công tác mùa vụ, đang trong thời gian chờ bước vào mùa vụ mới tiếp theo.
Có thể thấy được rằng chính trò chơi dân gian nhảy dây cũng có rất nhiều phiên bản và nhiều hình thức chơi. Cũng chính bởi ở những nơi khác nhau thì con người lại có xu hướng chơi những hình thức mà mình cho là thú vị nhất, phù hợp nhất với mình. Trước hết, ta có thể thấy được nói đến trò nhảy dây truyền thống, đây chính là trò chơi đòi hỏi sự nhạy bén, tinh tế và sự khéo léo của đôi chân. Theo đó, ta dường như thấy được sợi dây sẽ dùng trong trò chơi dân gian này chính là dây thừng, hay đó có thể chính là dây chão và dường như đây đều là những thứ rất dễ tìm trong cuộc sống xưa vì chính nó là thứ dùng để trói, buộc đồ đạc của người nông dân.
Lúc này đây thì chính người chơi sẽ bao gồm từ năm đến mười người, chia ra làm hai nhóm, một nhóm sẽ đảm nhận nhiệm vụ quất dây. Và ta như có thể thấy được chính nhiệm vụ này cần có hai người, mỗi người đứng ở một đầu của sợi dây và cũng như cùng ăn ý cùng quất sợi dây theo hướng xuôi kim đồng hồ. Quả thật thoạt nghe thì lại có vẻ dễ dàng nhưng nhiệm vụ này đòi hỏi sự nhịp nhàng của bàn tay, sự ăn ý của đồng đội, bởi nếu như mà một người quất nhanh, một người quất chậm thì sợi dây thừng sẽ bị rối và đương nhiên rằng chính người chơi sẽ không thể nhảy vào sợi dây được. Và khi sợi dây thừng được quất lên sẽ tạo thành một vòng cung, nó phải có bán kính cao hơn đầu một người, bởi chỉ có như vậy người chơi mới có thể nhảy vào sợi dây, tương tác cùng với nó.
Đây là một trò chơi dân gian hết sức gần gũi với chúng ta, và nó không chỉ mang được tinh thần rèn luyện sức khỏe mà còn nói lên được sự đoàn kết, tinh thần đồng đội của chúng ta.