BÀI THU HOẠCH
HỌC TẬP TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC
HỒ CHÍ MINH
Họ và tên:
Lớp:
Học sinh trường:
Câu 1: Điền ngày tháng năm cho những sự kiện sau
STT |
Ngày tháng năm |
Nội dung sự kiện |
1 |
|
Nguyễn Sinh Cung ra đời |
2 |
|
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước |
3 |
|
Nguyễn Ái Quốc tìm được bản luận cương của Lê-nin |
4 |
|
Bác Hồ triệu tập hội nghị thành lập Đảng |
5 |
|
Bác Hồ về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng |
6 |
|
Bác Hồ đọc tuyên ngô độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa |
Câu 2: Vì sao Bác ra đi tìm đường cứu nước?
Câu 3: Kể về những tên và bí danh của Bác mà em biết.
Câu 4: Kể về những nước Bác từng qua (từ tháng 6/1911 đến 1941) mà em biết.
Câu 5: Nêu khái quát những nội dung và sự kiện chủ yếu về sự nghiệp của Bác.
g
Họ và tên : *********
Lớp: 6A
...............
Câu 1: Điền ngày tháng năm cho những sự kiện sau
STT |
Ngày tháng năm |
Nội dung sự kiện |
1 |
19/5/1890 |
Nguyễn Sinh Cung ra đời |
2 |
05/6/1911 |
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước |
3 |
chưa bt |
Nguyễn Ái Quốc tìm được bản luận cương của Lê-nin |
4 |
6/1/1930 |
Bác Hồ triệu tập hội nghị thành lập Đảng |
5 |
28/1/1941 |
Bác Hồ về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng |
6 |
2/9/1945 |
Bác Hồ đọc tuyên ngô độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa |
Câu 2: Vì sao Bác ra đi tìm đường cứu nước?
-Vì trong bối cảnh nước nhà tan phải sống trong tuổi nhục, các thế hệ người Dân Việt Nam đều mong muốn đánh đuổi giặc Pháp, giành lại độc lập cho dân Tộc.
- Nguyễn Tất Thành sớm hiểu tình cảnh của đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân, nên đã sớm có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào
- Bác đi sang phương Tây để hiểu vì sao Pháp thống trị nước mình . Xác định con đường cưu nước đúng cho dân tộc.
Câu 3: Kể về những tên và bí danh của Bác mà em bt
Nguyễn Sinh Cung -> Nguyễn Sinh Côn-> Nguyễn Tất Thành-> Hồ Chí Minh
Bút danh của Bác trên con đường tìm đường cứu nước:
6. Văn Ba, 1911
7. Paul Tất Thành, 1912
8. Tất Thành, 1914
9. Pôn Thành (Paul Thành), 1915
10. Nguyễn Ái Quốc, 1919
11. Phéc-đi-năng
12. An-be đơ PU-VUA-VIN (Anbert de POUVOURVILLE), 1920
13. Nguyễn A.Q, 1921-1926
14. CULIXE, 1922
15. N.A.Q, 1922
16. Ng.A.Q, 1922
17. Hăngri Trần (Henri Tchen), 1922
18. N, 1923
19. Cheng Vang, 1923
20. Nguyễn, 1923
21. Chú Nguyễn, 1923
22. Lin, 1924
23. Ái Quốc, 1924
24. Un Annamite (Một người An Nam), 1924
25. Loo Shing Yan, 1924
26. Ông Lu, 1924
27. Lý Thụy, 1924
28. Lý An Nam, 1924-1925
29. Nilốpxki (N.A.Q), 1924
30. Vương, 1925
31. L.T, 1925
32. HOWANG T.S, 1925
33. Z.A.C, 1925
34. Lý Mỗ, 1925
35. Trương Nhược Trừng, 1925
36. Vương Sơn Nhi, 1925
37. Vương Đạt Nhân, 1926
38. Mộng Liên, 1926
39. X, 1926
40. H.T, 1926
41. Tống Thiệu Tổ, 1926
42. X.X, 1926
43. Wang, 1927
44. N.K, 1927
45. N. Ái Quốc, 1927
46. Liwang, 1927
47. Ông Lai, 1927
48. A.P, 1927
49. N.A.K, 1928
50. Thọ, 1928
51. Nam Sơn, 1928
52. Chín (Thầu Chín), 1928
53. Víchto Lơ bông (Victor Lebon), 1930
54. Ông Lý, 1930
55. Ng. Ái Quốc, 1930
56. L.M. Vang, 1930
57. Tiết Nguyệt Lâm, 1930
58. Pôn (Paul), 1930
59. T.V. Wang, 1930
60. Công Nhân, 1930
61. Vícto, 1930
62. V, 1931
63. K, 1931
64. Đông Dương, 1931
65. Quac.E. Wen, 1931
66. K.V, 1931
67. Tống Văn Sơ, 1931
68. New Man, 1933
69. Li Nốp, 1934
70. Teng Man Huon, 1935
71. Hồ Quang, 1938
72. P.C.Lin (PC Line), 1938
73. D.C. Lin, 1939
74. Lâm Tam Xuyên, 1939
75. Ông Trần, 1940
76. Bình Sơn, 1940
77. Đi Đông (Dic-donc)
78. Cúng Sáu Sán, 1941
79. Già Thu, 1941
80 Kim Oanh, 1941
81. Bé Con, 1941
82. Ông Cụ, 1941
83. Hoàng Quốc Tuấn, 1941
84. Bác, 1941
Câu 4: Kể về những nước Bác từng qua ( từ tháng 6/1911 đến 1941) mà em bt
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, ông lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville của hãng vận tải Hợp nhất (Compagnie des Chargeurs réunis), thường được gọi nôm na là hàng Nǎm Sao, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây[2].
Trong thập niên 1960, khi nói chuyện với khách nước ngoài, ông cho biết rằng ông đã từng là lính thủy[3].
Khi mới sang Pháp, ông có làm đơn xin được vào học tại Trường hành chính thuộc địa, nhưng không được chấp thuận (trong đơn này ông tự ghi là sinh năm 1892). Ngày 31 tháng 11 năm 1912, ông chuyển 15 đồng bạc Đông Dương cho cha mình.
Đầu tháng 12 năm 1912, ông sang Hoa Kỳ. Ngày 15 tháng 12 năm 1912, từ New York, ông viết thư cho Khâm sứ Trung Kỳ nhờ tìm địa chỉ cha mình và muốn xin cho người cha một công việc. Thư này ông ký tên là Paul Tất Thành.
Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời nước Mỹ sang nước Anh làm nghề cào tuyết cho một trường học, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn.
Cuối năm 1917, ông trở lại nước Pháp, sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923.
Câu 5: Nêu khái quát những nội dung và sự kiện chủ yếu về sự nghiệp của Bác
Tháng 6 năm 1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam, yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam .
Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1921, tại Pháp, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa. Người viết nhiều bài đăng trên các báo “Người cùng khổ”, “Đời sống thợ thuyền”, ... Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộc địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền trong mọi tầng lớp nhân dân.
Ngày 30/6/1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước Lênin vĩ đại. Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân (10/1923), Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được cử làm cán bộ Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước Châu Á .
Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.
Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản ở nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.
Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Sam Cao, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.
Tháng 8 năm 1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thay mặt Chính phủ lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tuyên bố trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.
Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực lượng phản động Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam và lấn dần từng bước kéo quân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 9/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Tháng 7 năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Géneva được ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất” .
i am thank you
i need it for my test