Văn bản ngữ văn 7

TT

Bài tập 2: Chuyển đổi câu chủ động sau thành câu bị động

Hôm nay, cô giáo khen tôi rằng tôi rất hăng hái phát biểu ý kiến. Tôi rất hạnh phúc. Mẹ tôi tự tay đan cho tôi một cái áo len. Tên kẻ trộm đã lấy cắp ví của cô giáo tôi. Bố tôi đã xây một ngôi nhà mới trên nền ngôi nhà cũ. Hạn hán lâu ngày quá. Đồng ruộng khô nẻ hết cả rồi. Nhân dân lao động sử dụng hết ức nhuần nhuyễn các từ địa phương trong các câu hò đối đáp. Màn sương dày che khuất cảnh vật khiến cho khung cảnh càng trở nên huyền ảo. Bảo tàng Dân tộc học hiện đang lưu giữ rất nhiều hiện vật của các dân tộc ít người trên đất nước ta. Đi du lịch Huế,các ca công sẽ hát cho bạn nghe các điệu dân ca xứ Huế như Chèo cạn, Hò giã gạo, Lý con sáo, Lý hoài nam. Nhạc sĩ Văn Cao là người sáng tác ra bài hát Tiến quân ca sau trở thành Quốc ca của Việt Nam. Có lẽ không ai không thuộc một bài hát nào đó của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ai cũng yêu mến ông. Gió thổi ngày càng mạnh. Gió đẩy thuyền trôi vun vút trên sông. Bão lốc ập đến.Nhà đổ. Cây gãy. Ruộng vườn tan nát. Bạn có biết ai là tác giả bài hát Em là bông hồng nhỏ không? Mùa đông năm nay vừa dài vừa lạnh. Biết bao nhiêu gia súc, gia cầm đã chết.

PP
19 tháng 1 2018 lúc 20:19

1.Hôm nay, tôi được cô giáo khen rằng tôi hay phát biểu ý kiến.Tôi rất hạnh phúc.

2. Tôi được mẹ tôi tự tay đan cho một cái áo len.

3.Ví của cô giáo tôi bị tên kẻ trộm lấy cắp.

4.Một ngôi nhà mới trên nền ngôi nhà cũ đã được bố tôi xây.

5.Hạn hán lâu ngày quá. Đồng ruộng bị khô nẻ hết cả rồi.

6.Các từ địa phương trong các câu hò đối đáp được nhân dân lao động sử dụng hết sức nhuần nhuyễn.

7.Cảnh vật được màn sương dày che khuất khiến cho khung cảnh càng trở nên huyền ảo.

8.Rất nhiều hiện vật của các dân tộc ít người trên đất nước ta được Bảo Tàng dân tộc học hiện đang lưu giữ.

9.Đi du lịch Huế, bạn sẽ được nghe các ca công hát các điệu dân ca xứ Huế như Chèo Cạn, Hò giã gạo, Lí con sáo,Lí hoài nam.

10.Bài hát Tiến quân ca được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác sau trở thành Quốc ca Việt Nam.

11.Có lẽ không ai không thuộc một bài hát nào đó của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn . Ông được ai cũng yêu mến.

12.Gió thổi ngày càng mạnh. Thuyền bị gió đẩy trôi vun vút trên sông.

13.Bão lốc ập đến. Nhà bị đổ. Cây bị gãy. Ruộng vườn bị tan nát.

14. Bạn có biết bài hát''Em là bông hồng nhỏ'' được ai sáng tác không?

15.Mùa đông năm nay vừa dài vừa lạnh. Biết bao nhiêu gia súc, gia cầm đã bị chết.

Bình luận (0)
H24
21 tháng 1 2018 lúc 16:34

Bài tập 2: Chuyển đổi câu chủ động sau thành câu bị động

Hôm nay, cô giáo khen tôi rằng tôi rất hăng hái phát biểu ý kiến. Tôi rất hạnh phúc. Mẹ tôi tự tay đan cho tôi một cái áo len. Tên kẻ trộm đã lấy cắp ví của cô giáo tôi. Bố tôi đã xây một ngôi nhà mới trên nền ngôi nhà cũ. Hạn hán lâu ngày quá. Đồng ruộng khô nẻ hết cả rồi. Nhân dân lao động sử dụng hết ức nhuần nhuyễn các từ địa phương trong các câu hò đối đáp. Màn sương dày che khuất cảnh vật khiến cho khung cảnh càng trở nên huyền ảo. Bảo tàng Dân tộc học hiện đang lưu giữ rất nhiều hiện vật của các dân tộc ít người trên đất nước ta. Đi du lịch Huế,các ca công sẽ hát cho bạn nghe các điệu dân ca xứ Huế như Chèo cạn, Hò giã gạo, Lý con sáo, Lý hoài nam. Nhạc sĩ Văn Cao là người sáng tác ra bài hát Tiến quân ca sau trở thành Quốc ca của Việt Nam. Có lẽ không ai không thuộc một bài hát nào đó của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ai cũng yêu mến ông. Gió thổi ngày càng mạnh. Gió đẩy thuyền trôi vun vút trên sông. Bão lốc ập đến.Nhà đổ. Cây gãy. Ruộng vườn tan nát. Bạn có biết ai là tác giả bài hát Em là bông hồng nhỏ không? Mùa đông năm nay vừa dài vừa lạnh. Biết bao nhiêu gia súc, gia cầm đã chết.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
MT
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
TS
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
HP
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
LB
Xem chi tiết