Hình học lớp 7

NB

BÀI 4: Cho tam giác ABC có góc A nhọn về phía ngoài tam giác ABC dựng các tam giác vuông cân đỉnh góc A là tam giác ABD và tam giác ACE
a) Chứng minh rằng tam giác ADC = tam giác ABE và CD vuông góc với BE
b) Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng AM=1/2DE và AM vuông góc với DE
c) Vẽ AH vuông góc với BC, đường thẳng AH cắt DE ở K. Chứng minh DK=KE

HA
14 tháng 1 2017 lúc 19:52

A B C D E F I

a) Ý 1:\(\Delta\)ABD vuông cân tại A

=> AD = AB; \(\widehat{DAB}\) = 90o (1)

\(\Delta\)ACE vuông cân tại A

=> AE = AC; \(\widehat{EAC}\) = 90o (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{DAB}\) = \(\widehat{EAC}\)

Ta có: \(\widehat{DAB}\) + \(\widehat{BAC}\) = \(\widehat{DAC}\)

\(\widehat{EAC}\) + \(\widehat{BAC}\) = \(\widehat{EAB}\)

\(\widehat{DAB}\) = \(\widehat{EAC}\) => \(\widehat{DAC}\) = \(\widehat{EAB}\)

Xét \(\Delta\)ADC và \(\Delta\)ABE có:

AD = AB (c/m trên)

\(\widehat{DAC}\) = \(\widehat{EAB}\) (c/m trên)

AC = AE (c/m trên)

=> \(\Delta\)ADC = \(\Delta\)ABE (c.g.c) \(\rightarrow\) đpcm

Ý 2: Gọi giao điểm của AB và DC là F

Gọi giao điểm của BE và DC là I

Do \(\Delta\)ADC = \(\Delta\)ABE

=> \(\widehat{ADC}\) = \(\widehat{ABE}\)

Áp dụng tính chất tổng 3 góc trong 1 tam giác ta có:

\(\widehat{ADC}\) + \(\widehat{DAB}\) + \(\widehat{DFA}\) = 180o

\(\widehat{ABE}\) + \(\widehat{BIF}\) + \(\widehat{BFC}\) = 180o

\(\widehat{ADC}\) = \(\widehat{ABE}\); \(\widehat{DFA}\) = \(\widehat{BFC}\) (đối đỉnh)

=> \(\widehat{DAB}\) = \(\widehat{BIF}\) = 90o

Do đó CD \(\perp\) BE \(\rightarrow\) đpcm

b) Đang nghĩ.

Bình luận (1)
HA
14 tháng 1 2017 lúc 20:55

D E A C B F I M N O

b) Kẻ MN là tia đối của tia MA và MA = MN

Kẻ OA là tia đối của AI

Ý 1: Xét \(\Delta\)AMC và \(\Delta\)NMB có:

AM = NM (cho ở trên)

\(\widehat{AMC}\) = \(\widehat{NMB}\) (đối đỉnh)

MC = MB (suy từ gt)

=> \(\Delta\)AMC = \(\Delta\)NMB (c.g.c)

=> \(\widehat{ACM}\) = \(\widehat{NBM}\) (2 góc t/ư)

mà 2 góc này ở vị trí so le trong nên AC // BN

Ta được: \(\widehat{CAB}\) + \(\widehat{ABN}\) = 180o (trong cùng phía) (3)

Ta có: \(\widehat{BAN}\) + \(\widehat{DAB}\) + \(\widehat{DAO}\) = 180o

=> \(\widehat{BAN}\) + \(\widehat{DAO}\) = 90o (\(\widehat{DAB}\) = 90o) (1)

\(\widehat{CAN}\) + \(\widehat{EAC}\) + \(\widehat{EAO}\) = 180o

=> \(\widehat{CAN}\) + \(\widehat{EAO}\) = 90o (\(\widehat{EAC}\) = 90o) (2)

Cộng vế (1) và (2) ta được:

\(\widehat{BAN}\) + \(\widehat{DAO}\) + \(\widehat{CAN}\) + \(\widehat{EAO}\) = 90o + 90o

=> (\(\widehat{BAN}\) + \(\widehat{CAN}\)) + (\(\widehat{DAO}\) + \(\widehat{EAO}\)) = 180o

=> \(\widehat{CAB}\) + \(\widehat{DAE}\) = 180o (4)

Từ (3) và (4) suy ra:

\(\widehat{CAB}\) + \(\widehat{DAE}\) = \(\widehat{CAB}\) + \(\widehat{ABN}\)

=> \(\widehat{DAE}\) = \(\widehat{ABN}\)

Do \(\Delta\)AMC = \(\Delta\)NMB => AC = NB

mà AC = AE => NB = AE

Xét \(\Delta\)ABN và \(\Delta\)DAE có:

AB = AD (câu a)

\(\widehat{ABN}\) = \(\widehat{DAE}\) (c/m trên)

BN = AE (c/m trên)

=> \(\Delta\)ABN = \(\Delta\)DAE (c.g.c)

=> AN = DE (2 cạnh tương ứng) (5)

mà AM = \(\frac{1}{2}\)AN (AM = MN \(\rightarrow\) M là trung điểm) (6)

Thay (5) vào (6) ta đc: AM = \(\frac{1}{2}\)DE \(\rightarrow\) đpcm

Ý 2: Ta có: \(\widehat{BAN}\) + \(\widehat{DAO}\) = 90o (7)

Lại do \(\Delta\)ABN = \(\Delta\)DAE (c/m trên)

=> \(\widehat{BAN}\) = \(\widehat{ADE}\) (2 góc t/ư) (8)

Thay (8) vào (7) ta được:

\(\widehat{ADE}\) + \(\widehat{DAO}\) = 90o hay \(\widehat{ADO}\) + \(\widehat{DAO}\) = 90o

Áp dụng tính chất tổng 3 góc trong 1 tam giác ta có:

\(\widehat{ADO}\) + \(\widehat{DAO}\) + \(\widehat{AOD}\) = 180o

=> 90o + \(\widehat{AOD}\) = 180o

=> \(\widehat{AOD}\) = 90o

Do đó AO \(\perp\) DE hay AM \(\perp\) DE \(\rightarrow\) đpcm

Bình luận (4)
NT
14 tháng 1 2017 lúc 19:13

đợi người trả lời đi

Bình luận (5)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
NG
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết
EA
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
KK
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết