Hình học lớp 7

NL

BÀI 1: cho tam giác ABC vuông ở C có góc A = 60 độ. tia phân giác của góc BAC cắt BC ở E. kẻ EK \(\perp\)AB (K\(\in\)AB). kẻ BD vuông góc với AE (D \(\in\)AE)

a) AC=AK ; AE \(\perp\)CK

b) KA = KB

c) EB >AC

d) ba đường thẳng AC, BD, KE cùng đi qua một điểm.

BÀI 2: cho tam giác ABC vuông tại A, đường phân giác BD. kẻ DE\(\perp\)BC (E \(\in\)BC). trên tia đối của tia AB lấy điểm F sao cho AF = CE.

a) \(\Delta\)ABD = \(\Delta\)EBD

b) BD là đường trung trực của AE

c) AD<DC

d) \(\widehat{ADF}\) = \(\widehat{EDC}\) và E, D, F thẳng hàng.

BÀI 3: cho tam giác ABC cân tại A ( góc A = 90 độ). kẻ BD\(\perp\)AC (D\(\in\)AC), CE \(\perp\)AB (E \(\in\)AB), BD và CE cắt nhau tại H.

a) BD = CE

b) tam giác BHC cân

c) AH là đường trung trực của BC

d) trên tia BD lấy điểm K sao cho D là trung điểm của BK. so sánh: góc ECB và góc DKC

* cả 3 bài vẽ hình

NT
25 tháng 3 2017 lúc 19:30

Bài 2:

A E B C D F 1 2 1 1 2 2 1 2

Giải:
a) Xét \(\Delta ABD,\Delta EBD\) có:

\(\widehat{B_1}=\widehat{B_2}\left(gt\right)\)

\(\widehat{A_1}=\widehat{E_1}=90^o\)

BD: cạnh huyền chung

\(\Rightarrow\Delta ABD=\Delta EBD\) ( c.huyền - g.nhọn ) ( đpcm )

b) Gọi giao điểm giữa AE và BD là I

\(\Delta ABD=\Delta EBD\Rightarrow AB=BE\) ( cạnh t/ứng )

\(\Rightarrow AD=DE\) ( cạnh t/ứng )

\(\Rightarrow BD\) là trung trực của AE ( đpcm )

c) Trong \(\Delta DEC\left(\widehat{E_2}=90^o\right)\Rightarrow DC>DE\)

Mà AD = DE ( theo b )

\(\Rightarrow DC>AD\left(đpcm\right)\)

d) Ta có: \(\widehat{D_2}+\widehat{ADE}=180^o\) ( kề bù )

\(\widehat{D_1}=\widehat{D_2}\left(gt\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{D_1}+\widehat{ADE}=\widehat{FDE}=180^o\)

\(\Rightarrow E,D,F\) thẳng hàng ( đpcm )

Vậy...

Bình luận (13)

Các câu hỏi tương tự
TC
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TG
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết