Văn bản ngữ văn 7

TL

B1: Tìm, nêu tác dụng của câu đặc biệt trong các đoạn trích sau:

a) Đêm. Thành phố lên đèn như sao xa. Màn xương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong 1 màu trắng đục. (Ca Huế trên sông Hương- Hà Ánh Minh)

b) Mẹ ơi! Con khô quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi ko về! (Những này thơ ấu- Nguyên Hồng)

c) Than ôi, sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê ko sao cự đc lại với thế nc! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê nỳ hỏng mất.(Sống chết mặc bay- Phạm Duy Tốn)

B2: Đọc kĩ đoạn thơ, chả lời câu hỏi bên dưới:

"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ"

a)Xác định phép điệp ngữ có trong đoạn thơ trên,cho biết chúng thuộc loại điệp ngữ nào,phân tích tác dụng.

b)Từ việc phân tích trên, cho biết thế nào là điệp ngữ? Kẻ tên các loại điệp ngữ đã học

c) Viết đoạn văn nêu cảm nhận của e về ND đoạn thư trên.

B3: Cho đoạn văn:

"Nhân dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nc. Đó là 1 Truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bi xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành 1 làn sóng vô cùng mạnh mẽ,to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nc và lũ cướp nc..."

a) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn

b) Chỉ rõ luận điểm, luận cứ của đoạn văn. Luận điểm đó đc thể hiện rõ nhất qua câu văn nào?

B4: Chỉ ra, phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ đc sử dụng trong khổ thơ = 1 đoạn văn:

"Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục... cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ''

(Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh)

B5: Cảm nhận của e về đoạn văn sau = 1 văn bản ngắn:

"Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu mùa xuân, ng ta càng trùi mến, ko có gì lạ hết. Ai bảo đc non đừng thương nc, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm đc trai thương gái, cấm mẹ thương con; ai cấm đc cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết ng mê luyến mùa xuân.'' ( Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng)

ST
29 tháng 1 2017 lúc 22:55

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

a) - Phép điệp ngữ có trong đoạn thơ: Điệp từ "vì" (điệp lại 4 lần)
- Thuộc kiểu điệp ngữ cách quãng
- Tác dụng: Nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ cao cả, thiêng liêng nhưng cũng rất bình dị: cháu chiến đấu vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì xóm làng thân thuộc, vì người thân và vì cả những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ.

b) * Khái niệm điệp ngữ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp từ.

* Các kiểu điệp ngữ thường gặp:
- Điệp ngữ cách quãng
- Điệp ngữ nối tiếp
- Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)

c) Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.

Bình luận (0)