Tập làm văn lớp 7

TA

ai giúp mình viết thư upu về chủ đề : hãy tưởng tượng bạn là cố vấn cho Tổng Thư ký mới của Liên hợp quốc: Vấn đề toàn cầu nào bạn sẽ giúp ông ấy xử lý trước tiên và giải quyết vấn đề đó như thế nào?. đừng chép mạng nha. mình cần gấp lắm.

TP
15 tháng 1 2017 lúc 14:32

Kính thưa Tổng thư ký LHQ Ngài Antonio Guterres!

Có lẽ Ngài cũng biết thực trạng đói nghèo trên thế giới đang diễn ra theo chiều hướng đáng báo động. Theo một nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB), nguy cơ đối với người nghèo đang tiếp tục gia tăng trên quy mô toàn cầu, nhất là khi nền kinh tế đang suy giảm, đã đẩy vài chục triệu người rơi vào tình trạng đói nghèo.

Những con số biết nói đã cho chúng ta thấy tình trạng đói nghèo trên thế giới đang ở mức đáng báo động thế nào: Gần 22.000 trẻ em chết đi mỗi ngày vì tình trạng nghèo đói; Khoảng 1,2 tỷ người – gần bằng toàn bộ dân số Ấn Độ vẫn đang sống không có điện sinh hoạt; Vùng lân cận Sahara châu Phi chiếm hơn 1/3 dân số nghèo khổ cùng cực trên thế giới; Gộp tất cả 27 nước châu Phi cận Sahara, 54% cư dân đang sống trong điều kiện nghèo đói cùng cực, tỷ lệ cao nhất trên thế giới xét theo khu vực.

Đó là chưa kể, mặc dù lượng thực phẩm sản xuất ra trên thế giới đủ cung cấp cho tất cả mọi người một chế độ ăn uống đầy đủ, tuy nhiên có khoảng gần 854 triệu người, hay bảy người thì có một người, phải chịu cảnh đói ăn.

Thưa Ngài Antonio Guterre , dẫu biết rằng trên đây chỉ là những con số nhưng nó vẫn cho chúng ta biết được rằng đói nghèo là vấn đề mà các quốc gia trên thế giới cần phải đẩy lùi.

Thiên tai, biến động kinh tế, chính trị vẫn xảy ra hàng năm và những người dân nghèo là những người hứng chịu hậu quả rõ rệt nhất, đặc biệt là trẻ em. Và lúc ấy đói nghèo là nỗi lo thường trực, cướp đi quyền hòa nhập vào cuộc sống bình thường của những con người vốn đã quá khốn khổ.

Mặc dù nạn đói nghiêm trọng đang đe dọa trước mắt, song có thể thấy rằng sự quan tâm của các nhà lãnh đạo trên thế giới đối với tình trạng nghèo đói vẫn chưa thỏa đáng. Nhiều nước sẵn sàng chi hàng trăm tỉ đô la vào các cuộc chiến song chỉ dành vài phần trăm của con số này để hỗ trợ chống đói nghèo.

Hậu quả là, các cuộc bạo loạn, mà nguyên nhân là từ nghèo đói, bất bình đẳng xã hội tất yếu sẽ xảy ra. Thật không sai khi cho rằng lương thực là sản phẩm sinh tử, bởi việc mất cân bằng nguồn cung lương thực sẽ khiến giá cả tăng cao, cản trở sự tăng trưởng kinh tế, kéo theo tình trạng thất nghiệp, bất bình đẳng xã hội ngày càng lớn, tỉ lệ nghèo đói càng cao.

Mặt khác, đói nghèo còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nhân loại. Thay vì con người có thể tập trung toàn bộ nguồn lực cho phát triển, thì một phần lớn nguồn lực đó phải dành ra để giải quyết vấn đề đói nghèo và các vấn đề toàn cầu khác do đói nghèo mang lại.

Nghèo đói, bất công là nguyên nhân của tội phạm quốc tế (khủng bố, nạn buôn bán ma túy và rửa tiền); nghèo đói cộng với thiếu hiểu biết kéo theo đó là gia tăng dân số, cạn kiệt nguồn nước, khan hiếm nguồn năng lượng (do sự gia tăng nhanh chóng những hoạt động kinh tế của con người); lương thực, thực phẩm ngày càng thiếu hụt; bệnh tật (nhất là đại dịch HIV/AIDS) ngày càng lan tràn, khó kiếm soát; môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng và vấn đề di dân tự do đang ngày càng trở nên phức tạp.

Chính vì vậy, để có thể giải quyết triệt để tình trạng đói nghèo, theo giới chuyên gia, cộng đồng quốc tế phải giải quyết được vấn đề an ninh lương thực. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng trong một thế giới mà các nước ngày càng liên kết và phụ thuộc lẫn nhau, vấn đề nghèo đói chỉ có thể được giải quyết thoả đáng khi có sự phối hợp của cả cộng đồng quốc tế, sự chung tay hợp tác của các quốc gia, trong đó Liên Hiệp Quốc đóng vai trò lớn trong việc điều phối và quản trị kinh tế, các nước phát triển chia sẻ gánh nặng và trách nhiệm đối với các nước nghèo.

Tôi rất hi vọng, với cương vị mới, Ngài sẽ góp phần đẩy lùi nạn nghèo đói trên thế giới vì những gì tốt đẹp nhất.

Việt Nam, ngày 10/1/2017

Ms.Thanh.

Bình luận (1)
TA
5 tháng 1 2017 lúc 22:32

về nạn xóa đói xóa nghèo nha

Bình luận (0)
LG
15 tháng 1 2017 lúc 8:12

Kính thưa Tổng thư ký LHQ Ngài Antonio Guterres!

Hẳn Ngài đã biết, theo số liệu của Viện nghiên cứu Hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI, Thụy Điển), tính đến tháng 1/2015, Nga và Mỹ còn sở hữu hơn 7.000 đầu đạn hạt nhân ở mỗi nước, chiếm 90% kho vũ khí hạt nhân của thế giới.

​Nhiều chuyên gia cảnh báo về nguy cơ một cuộc chiến tranh hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân.

Hơn nữa, Nga đang phát triển loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới có khả năng mang 4 đầu đạn hạt nhân thu nhỏ.

Trước đó, truyền thông Nga đã vô tình để lộ thiết kế tàu ngầm không người lái có thể mang đầu đạn hạt nhân. Vũ khí này sẽ tạo ra một vụ nổ hạt nhân dưới nước, phá hủy các mục tiêu quan trọng ở khu vực ven biển của đối phương.

Trong khi đó, Trung Quốc đang phát triển và thử nghiệm tên lửa siêu thanh với tốc độ hàng chục nghìn kilomet mỗi giờ. Vũ khí này được phóng vào vũ trụ bằng tên lửa đẩy tầm xa, sau đó, đầu đạn sẽ tách ra khỏi tên lửa và lao xuống trái đất với tốc độ không thể đánh chặn.

Đó là chưa kể Mỹ là quốc gia đầu tiên thử nghiệm vũ khí siêu thanh. Vụ thử năm 2014 tuy thất bại nhưng cuộc thử nghiệm tiếp theo đã được lên kế hoạch vào năm 2017.

Không chỉ châu Âu đang đứng trước nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân, theo phân tích của một số chuyên gia, khu vực Đông Bắc Á cũng đang đứng trước nguy cơ này bởi chương trình vũ khí hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên.

Nỗi sợ hãi về các loại vũ khí mới dẫn đến những lo lắng về “sự hủy diệt lẫn nhau” trong học thuyết Chiến tranh Lạnh. Bất kỳ cuộc tấn công nào cũng sẽ dẫn đến sự trả đũa ồ ạt và cuối cùng là sự tiêu diệt lẫn nhau. Tôi đang hết sức lo ngại về sự chính xác và quy mô phá hủy của vũ khí hạt nhân sẽ làm tăng “sự cám dỗ để sử dụng chúng”.

Thưa Ngài Antonio Guterres, phát biểu tại phiên thảo luận của Hội đồng Bảo an về ngăn ngừa xung đột và duy trì hòa bình vừa qua, Ngài cũng đã nhấn mạnh: “Chiến tranh là điều không phải là không thể tránh được. Đây chỉ là vấn đề của sự lựa chọn, lựa chọn để ngăn chặn, để sử dụng đến nó, để tối thiểu hóa, hay đó chỉ là một trong những phương thức để sử dụng trong trường hợp bạo lực. Bằng cách phục hồi lòng tin giữa các Chính phủ, người dân và các quốc gia thành viên, chúng ta có thể ngăn ngừa và tránh được xung đột”.

Khi cả tôi, cả Ngài và nhiều người khác nữa đều nhận định được nguy cơ chiến tranh đang đe dọa thế giới của chúng ta thì tôi nghĩ Ngài, với cương vị mới, nên có những hành động quyết liệt để phục hồi lòng tin giữa các quốc gia để ngăn chặn triệt để nguy cơ chiến tranh.

Qua hai cuộc thế chiến đã xảy ra trước đó, chắc hẳn Ngài cũng thừa hiểu nếu chiến tranh thế giới thứ 3 xảy đến thì mức độ thương vong của nó sẽ khủng khiếp tới nhường nào. Nạn nhân của những cuộc chiến ấy sẽ lại là những người dân vô tội, những đứa bé nhem nhuốc, đờ đẫn lê từng bước đi tìm cái ăn; những thành phố, những làng mạc đổ nát và đâu đâu người ta cũng nhìn thấy sự thương vong….

Những hình ảnh trong thế chiến thứ 2 mà tôi xem được trong các phim tư liệu đã thực sự ám ảnh tôi cho tới tận bây giờ.

Tôi – một công dân của thế giới đầy tươi đẹp rất mong với cương vị mới là Tổng thư ký Liên Hợp quốc Ngài Antonio Guterres sẽ đẩy lùi được nguy cơ chiến tranh vì một thế giới đầy ắp tiếng cười.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
MB
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
YT
Xem chi tiết
KB
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết