Ai giỏi sinh làm chi tiết hộ mình nhé ! mình đang cần gấp !
Câu 1: Khái niệm thụ phấn, thụ tinh và sinh sản hữu tính?
Câu 2: Khái niệm hoa đơn tính, lưỡng tính, đực, cái?
Câu 3: Đặc điểm của hoa nhờ sâu bọ và hoa nhờ gió?
Câu 4: Những cây có hoa nở về ban đêm như hoa nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điểm gì để thu hút sâu bọ?
Câu 5: Vì sao phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô?
Câu 6: Phân biệt quả khô và quả thịt?
Câu 7: Các cách phát tán của quả và hạt?
Câu 8: Nêu cấu tạo và sự phát triển của Rêu?
Câu 9: Cơ quan sinh sản, cấu tạo cơ quan sinh sản của Thông?
Câu 10: So sánh cây một lá mầm và cây hai lá mầm?
Câu 11: Các bậc phân loại?
Câu 12: Tại sao người ta nói rừng cây như một lá phổi xanh của con người?
Câu 13: Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Để bảo quản thức ăn ta cần phải làm thế nào?
Câu 14: Quả và hạt do bộ phận nào tạo thành?
1.-Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.
-Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.
-Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính.
2.hoa lưỡng tính (có đủ nhị và nhuỵ), hoa đơn tính (chỉ có nhị là hoa đực hoặc chỉ có nhuỵ là hoa cái).
3. Đặc điểm của hoa nhờ sâu bọ và hoa nhờ gió
Hoa nhờ gió: Hoa thường ở ngọn cây hay ngọn cành, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều nhỏ, nhẹ. Hạt phấn to, dính và thường có gai, đầu nhụy có chất dính.
Hoa nhờ sâu bọ: hoa thường có màu sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.
4.Đặc điểm của những hoa nở về ban đêm như hoa nhài, hoa quỳnh, dạ hương... là thường có màu trắng (nổi bật trong đêm tối) khiến sâu bọ dễ phát hiện; có mùi thơm đặc biệt quyến rũ sâu bọ.
5.Người ta phải thu hoạch đỗ xanh, đỗ đen trước khi chín khô là vì: Nếu để quả đỗ xanh, đỗ đen chín khô thì quả sẽ tự nẻ, hạt rơi xuống đất không thu hoạch được.
6.Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả để phân biệt quả khô (khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng) và quả thịt (khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quá).
7.Qủa và hạt có những đặc điểm thích nghi với nhiều cách phát tán khác nhau như phát tán nhờ gió, nhờ động vật và tự phát tán. Con người cũng đã giúp cho quả và hạt phát tán đi rất xa và phát triển ở khắp nơi.
8.Cấu tạo cây rêu rất đơn giản : Rêu có nhiều loại, đều là những thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn đơn giản : thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa.
9.
Cơ quan sinh sản của thông là nón đực và nón cái nằm trên cùng một cây.
a) Nón đực: nhỏ, màu vàng mọc thành cụm ở đầu cành. Nón đực gồm:
- Trục của nón nằm chính giữa.
- Xung quanh trục là các nhị hình vảy. Mặt dưới mỗi nhị có túi phấn chứa đầy hạt phấn. Hạt phấn có hai túi khí ở hai bên.
b) Nón cái: lớn hơn nón đực, cũng gồm trục giữa mang những vảy. Mỗi vảy là một lá noãn mang hai noãn. Trong noãn có nhiều noãn cầu. Thông sinh sản hằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.
Noãn được thụ tinh bằng cách truyền phấn nhờ gió. Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn. (Thông chưa có hoa và quả).
10.
Điểm giống nhau giữa hạt cây Hai lá mầm (hạt đỗ đen) và cây Một lá mầm (hạt ngô) là: đều có vỏ bao bọc bảo vệ hạt, phôi. Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm. thân mầm và rễ mầm.
Điểm khác nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm là: phôi của hạt cây Hai lá mầm thì có 2 lá mầm, còn phôi của hạt Một lá mầm thì có 1 lá mầm. Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây Hai lá mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây Một lá mầm thì nằm ở phôi nhỏ.
11.
Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau của thực vật rồi xếp chúng thành cấp bậc phân loại theo trật tự nhất định.
Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau:
Ngành — Lớp — Bộ — Họ — Chi — Loài
Loài là bậc phân loại cơ sở. Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít. Như vậy, loài là tập hợp của những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo...
12.Con người sống không thể thiếu ôxi được. Rừng nói chung và thực vật nói riêng đều là nhân tố quan trọng giúp hoạt động hô hấp diễn ra bình thường. Vì rừng hấp thu bớt cacbonic và thải ôxi cho ta nên có thể nói rừng là một lá phổi thứ 2 của con người. Bên cạnh đó rừng còn giúp giữ đất tránh xạc lỡ đất, xây dựng vô số mạch nước ngầm, cung cấp dược liệu, thực phẩm....Tóm lại, người ta nói rừng là một lá phổi xanh của con người là hoàn toàn có cơ sở!!!
13.Thức ăn để lâu sẽ bị các vi khuẩn hoại sinh gây thối rữa nên bị ôi thiu.
Bảo quản thực phẩm: phơi khô, làm lạnh, ướp muối,...
14.
Qủa do bầu nhụy chứa noãn được thụ tinh;
Hạt do noãn đã được thụ tinh tạo thành
Câu 1: Khái niệm thụ phấn, thụ tinh và sinh sản hữu tính?
Tự nêu
Câu 2: Khái niệm hoa đơn tính, lưỡng tính, đực, cái?
Tự nêu
Câu 3: Đặc điểm của hoa nhờ sâu bọ và hoa nhờ gió?
* Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ :
- Thường có màu sắc sặc sỡ
- Có hương thơm, mật ngọt
- Hạt phấn to và có gai
- Đầu nhuỵ có chất dính
* Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió :
- Hoa thường nằm ở ngọn cây
- Bao hoa thường tiêu giảm
- Chỉ nhị dài
- Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ
- Đầu nhuỵ thường có lông dính
Câu 4: Những cây có hoa nở về ban đêm như hoa nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điểm gì để thu hút sâu bọ?
Đặc điểm của những hoa nở về ban đêm như hoa nhài, hoa quỳnh, dạ hương... là thường có màu trắng (nổi bật trong đêm tối) khiến sâu bọ dễ phát hiện; có mùi thơm đặc biệt quyến rũ sâu bọ.
Câu 5: Vì sao phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô?
Người ta phải thu hoạch đỗ xanh, đỗ đen trước khi chín khô là vì: Nếu để quả đỗ xanh, đỗ đen chín khô thì quả sẽ tự nẻ, hạt rơi xuống đất không thu hoạch được.
Câu 6: Phân biệt quả khô và quả thịt?
Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả để phân biệt quả khô (khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng) và quả thịt (khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quá).
Câu 7: Các cách phát tán của quả và hạt?
Phát tán nhờ gió : Quả và hạt có túm lông,nhẹ. VD như quả chò, bồ công anh...
Phát tán nhờ động vật : Quả và hạt có gai móc, là thức ăn của động vật như quả ổi, quả ớt....
Tự phát tán : Giỏ quả tự nứt, hạt thông ra ngoài. VD như quả nổ, quả chi chi...
Con người cũng có thể giúp cho quả và hạt phát tán đi rất xa và phát triển khắp nơi.
Câu 8: Nêu cấu tạo và sự phát triển của Rêu?
Cấu tạo :
- Rể giả,có khả năng hút nước.
- Thân ngắn chưa phân nhánh.
- Lá nhỏ ,mỏng, chưa có mạch dẫn trong thân và lá.
- Chưa có hoa
Câu 9: Cơ quan sinh sản, cấu tạo cơ quan sinh sản của Thông?
Cơ quan sinh sản của thông là nón đực và nón cái nằm trên cùng một cây.
Nón đực: nhỏ, màu vàng mọc thành cụm ở đầu cành. Nón đực gồm:
- Trục của nón nằm chính giữa.
- Xung quanh trục là các nhị hình vảy. Mặt dưới mỗi nhị có túi phấn chứa đầy hạt phấn. Hạt phấn có hai túi khí ở hai bên.
Nón cái: lớn hơn nón đực, cũng gồm trục giữa mang những vảy. Mỗi vảy là một lá noãn mang hai noãn. Trong noãn có nhiều noãn cầu. Thông sinh sản hằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.
Noãn được thụ tinh bằng cách truyền phấn nhờ gió. Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn. (Thông chưa có hoa và quả).
Câu 10: So sánh cây một lá mầm và cây hai lá mầm?
Điểm giống nhau giữa hạt cây 2 lá mầm (hạt đỗ đen) và cây 1 lá mầm (hạt ngô) là: đều có vỏ bao bọc bảo vệ hạt, phôi. Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm. thân mầm và rễ mầm.
Điểm khác nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm là: phôi của hạt cây Hai lá mầm thì có 2 lá mầm, còn phôi của hạt Một lá mầm thì có 1 lá mầm. Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây Hai lá mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây Một lá mầm thì nằm ở phôi nho.
Câu 11: Các bậc phân loại?
Ngành — Lớp — Bộ — Họ — Chi — Loài
Câu 12: Tại sao người ta nói rừng cây như một lá phổi xanh của con người?
- Trong quá trình quang hợp thực vật lấy CO2 và nhả ra O2, nhưng trong hô hấp thì thực vật lấy O2 và thải ra CO2. Do đó rừng có vai trò giữ cân bằng các chất khí này trong không khí điều hòa khí hậu làm cho bầu không khí trong lành, lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường, duy trì sự sống ở mọi nơi.
-Nếu không có cây xanh lượng CO2 tăng, O2 giảm ảnh hưởng đến hô hấp của con người, động vật, khí hậu, môi trường. Cần tích cực trồng cây gây rừng.
Câu 13: Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Để bảo quản thức ăn ta cần phải làm thế nào?
Thức ăn: rau, quả, thịt, cá ... để lâu sẽ bị các vi khuẩn hoại sinh gây thối rữa nên bị ôi thiu
Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị ôi thiu cần phải biết bảo quản thực phẩm như phơi khô, làm lạnh, ....
Câu 14: Quả và hạt do bộ phận nào tạo thành?
Quả do bầu nhụy chứa noãn được thụ tinh;Hạt do noãn đã được thụ tinh tạo thành