Bài viết số 7 - Văn lớp 6

H24

a,chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm có mấy đoạn nêu ý chính của từng đoạn

b, tìm các từ ngữ miêu tả tài năng của Sơn Tinh, Thủy Tinh

c, hãy miêu tả ngắn gọn cuộc chiến giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh

d, trong truyện có nhg yếu tố kì ảo nào? nêu tác dụng của nhg yếu tố kì ảo đó

e, theo bn, nhân dân lao động ( tác giả dân gian ) đã thể hiện thái độ ủng hộ nhân vật Sơn Tinh hay Thủy Tinh? vì sao

g, thảo luận về ý nghĩa chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo gợi ý:

- truyện phản ánh hiện thực gì trong thực tế

- truyện thể hiện nguyên vọng gì của nhân dân lao động thời xưa

H24
8 tháng 9 2017 lúc 12:42

1.Truyện được gắn với thời đại Hùng Vương thứ XVIII
Truyện kể gồm 3 đoạn
+Đoạn 1:Từ đầu.."một đôi".Vua Hùng kén rể.
+Đoạn 2:Từ "Hôm sau..rút quân".Sơn Tinh,Thuỷ
Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh.
+Đoạn 3:Còn lại.Sự trả thù của Thuỷ Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh

Bình luận (0)
H24
8 tháng 9 2017 lúc 12:44

Truyện lấy bối cảnh thời Hùng Vương thứ 18 kén rể. Ông có một cô con gái, được gọi là Mỵ Nương.

Ông mở hội kén rể và có 2 chàng trai nổi bật nhất: Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh là sơn thần núi Tản Viên, còn Thủy Tinh là chúa thủy cung, với tài năng ngang nhau. Điều này Vua Hùng không thể chọn ai, đành lựa chọn cuộc thi giữa 2 người, ai đem đầy đủ sính lễ đến nhanh hơn sẽ là phò mã.

Sính lễ bao gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Vì dưới biển nên Thủy Tinh có ít sản vật như nhà vua nói trên. Chỉ có Sơn Tinh là có thể tìm ra những sản vật đưa lên cho nhà vua.

Khi Sơn Tinh đã trở thành con rể vua Hùng thì Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, bèn sai những quân lính cùng mình đi đánh Sơn Tinh, cướp Mỵ Nương về. Một cuộc chiến lớn đã xảy ra giữa hai người. Thủy Tinh dâng nước ngập các vùng, ngăn cản Sơn Tinh đi, rồi sai đủ loại thủy quái dưới biển xông lên tấn công. Còn Sơn Tinh ném đất đá xuống mép các vùng ngập nước, ngăn nước lại và đưa muông thú trong rừng xông ra chống trả. Thủy Tinh không thể đánh lại được Sơn Tinh đành rút quân về.

Từ đó, Thủy Tinh cứ hàng năm lại dâng nước và kéo quân tấn công Sơn Tinh, gây ngập lụt vùng dân sinh sống. Nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thua trận. Phe Sơn Tinh cũng chịu nhiều tổn thất (chủ yếu là người dân) để ngăn lũ lụt, nhưng vẫn đẩy lùi lũ lụt, buộc Thủy Tinh rút quân về.

Bình luận (0)
H24
8 tháng 9 2017 lúc 12:45

Sơn Tinh và Thủy Tinh từ ngàn đời nay đã có một mối thù truyền kiếp. Sơn Tinh và Thủy Tinh hận nhau như vậy cũng là vì Thủy Tinh ấm ức khi vua Hùng thiên vị Sơn Tinh khiền thủy Tinh không lấy được Mi Nương. Đã nhiều năm trôi qua nhưng mối thù giữa hai vị thần này vẫn chưa đi vào quên lãng. Bằng chứng chính là trận lụt khủng khiếp đã làm cho biết bao nhiêu đồng ruộng, nhà cửa bị của nhân dân ngập lụt tại miền Bắc nước ta năm 2008.
Đã nhiều phen thua trận, lần này Thủy Tinh quyết định chuẩn bị thật kĩ lưỡng cho một cuộc tổng tấn công. Thủy tinh nghĩ ra một kế khiến cho Sơn Tinh rơi vào thế bị động. Thần nước nghĩ rằng trong trận chiến lần này chắc chắn phe Thần núi sẽ khó mà xoay sở với kế hoạch của hắn rồi hứng chí cười vang cả Thủy cung. Đêm dó, Sơn Tinh hô mưa gọi gió gây ngập lụt và mất điện trong toàn thành phố. Sáng sớm hôm sau, bầu trời u ám, những đám mây giăng ngày một nhiều và dày đặc, báo hiệu thời tiết sẽ rất xấu. Mây đan vào nhau tầng tầng, lớp lớp san sát. Bầu trời lúc này khoác lên mình một tấm áo mờ đục, xám xịt. Gió bắt đầu thổi ào ào như những cơn lốc dữ tợn muốn hất tung mọi vật trên đường đi.
Biết đây lại là Thủy Tinh tới khiêu chiến, Sơn Tinh bình tĩnh, cho chuẩn bị đội quân máy xúc, máy ủi, máy lội nước, xi măng cốt thép,... để đối phó với Thủy Tinh còn mình thì ngồi trên trực thăng chỉ huy toàn trận đánh. Sơn Tinh cho bật hết công xuất tất cả máy bơm tại các trạm bơm để xả nước.
Thấy kế này không hiệu quả, Thủy Tinh ra lệnh cho các tổ mối đi tìm và tấn công các đoạn đê trong thành phố, còn mình thì dâng nước, đánh ngay vào những đoạn đê xung yếu. Sơn Tinh ngồi trên trực thăng, cầm bộ đàm chỉ huy những chiếc máy xúc, máy ủi bổ sung xi măng cốt thép cho những đoạn đê non yếu. Sơn Tinh còn cho di tản phụ nữ, trẻ em và người già lên núi cao, còn thanh niên thì ở lại vác những bao cát ra đắp đê. Khi đê đã chắc chắn rồi, chàng hóa phép cho đê cao thêm, chặn đứng dòng lũ hung hãn của Thủy Tinh.

Đã dùng nhiều cách mà vẫn không ăn thua, cuối cùng, Thủy Tinh kiệt sức đành cùng đám thuộc hạ rút lui về Thủy phủ. Thủy Tinh bản chất hiếu thắng, lòng lại đày hận thù nên đánh trận nào cũng thua. Thủy Tinh quả là chẳng biết người biết ta!

Bình luận (0)
H24
8 tháng 9 2017 lúc 12:47

Nhân vật chính là Sơn Tinh,Thuỷ Tinh.
+chi tiết tưởng tượng ,kì ảo :
-Vẫy tay về phía đông,phía đông ổi cồn bãi;vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
-Gọi gió,gió đến;hô mưa,mưa về.
-Voi chín ngà,gà chín cựa,ngựa cín hồng mao.
-Thuỷ Tinh:hô mưa gọi gió,làm thành...thàn Phong Châu nổi lềnh bềnh trên biển nước.
-Sơn Tinh:bốc từng quả đồi,dời từng dãy núi...nước sông dâng cao bao nhiêu,đồi núi cao lên bấy nhiêu.
+Ý nghĩa tượng trưng:
-Thuỷ Tinh là sức mạnh của mưa gió,bão lụt khủng khiếp hằng năm xảy ra ở lưu vực sông Hồng.
-Sơn Tinh phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt,đồng thời nói lên ước mơ chiến tháng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.

Bình luận (1)
H24
8 tháng 9 2017 lúc 12:48

Nhân dân có thiện ý vs Sơn Tinh hơn vì Sơn Tinh là 1 phúc thần có công diệt thủy.

Bình luận (0)
DG
7 tháng 9 2017 lúc 20:02

đéo ai trả lời cho mày

hahaaaaaaaaaaaaaaaaahiha

Bình luận (0)
TN
7 tháng 9 2017 lúc 21:29

ranh wa ma tra loi hahahaha

Bình luận (0)
H24
8 tháng 9 2017 lúc 12:49

tick cho tớ nhé...theo dõi ...ttt

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
ND
Xem chi tiết
AN
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
AM
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
SP
Xem chi tiết