Soạn ngữ văn lớp 6

DV

a Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy phần ? Nêu ý chính của mỗi phần

b Tìm các từ ngữ miêu tả tài năng của các nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh.

c Hãy miêu tả ngắn gọn cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.

d Trong truyện có những yếu tố kì ảo nào ? Nêu tác dụng của các yếu tố kì ảo đó.

e Theo em, nhân dân lao động (tác giả dân gian) đã thể hiện thái độ ủng hộ đối với nhân vật Sơn Tinh hay Thủy Tinh ? Vì sao ?

g Truyện phản ánh hiện tượng gì?

-Truyện thể hiện nguyện vọng gì của nhân dân lao động thời xưa?

TG
14 tháng 9 2019 lúc 17:33

a/ Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm 4 đoạn:

Từ đầu đến người chồng thật xứng đáng: Hùng Vương muốn kén chồng cho Mị Nương. Từ Một hôm có hai chàng đến rước Mị Nương về núi: Cuộc kén rể và chiến thắng thuộc về Sơn Tinh. Từ Thủy Tinh đến sau đến đành rút quân: Cuộc giao tranh dữ dội và quyết liệt của hai thần, cuối cùng Thủy Tinh phải rút quân về. Đoạn còn lại: Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh.

b/ Tài năng của các nhân vật:

Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

c/

- Trong cuộc giao tranh, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng nhà cửa, nước dân lên lưng đồi, sườn núi, thánh Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước.Trước tình cảnh đó, Sơn Tinh không hề nao núng, dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đánh rút quân.

d/ Trong truyện có số chi tiết kì ảo là :

Sính lễ: voi chín ngà , gà chín cựa , ngựa chín hồng mao Sơn tinh : vẫy tay về phía đông , phía đông nổi cồn bãi . vẫy tay về phía tây , phía tây mọc lên từng dãy núi đồi Thủy tinh : gọi gió , gió đến , gọi mưa , mưa về . Sơn tinh : bốc từng quả đồi , dời từng dãy núi

=> Tác dụng: tác dụng của yếu tố kì ảo đó là muốn giải thích hiện tượng lũ lụt , thể hện sức mạnh , mong ước của người Việt cổ muốn chế ngự thiện tai.đồng thời suy tôn , ca ngợi công lao dựng nước của các vua hùng.

e/ Tác giả dân gian ủng hộ cho nhân vật Sơn Tinh vì Sơn Tinh là nhân vật đã bảo vệ cuộc sống của nhân dân, là đại diện cho tinh thần nhân dân ta trong thời kì đắp đê chống lũ lụt và chống lại thiên tai lũ lụt.

g/

- Phản ánh, giải thích hiện thực mưa bão, ngập lụt của nước ta

- Truyện thể hiện nguyện vọng của nhân dân lao động thời xưa đó là thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ.

Bình luận (0)
TP
14 tháng 9 2019 lúc 20:26

e)

Chị đã học VB ST, TT rồi và chị nghĩ là không nên so sánh về việc ai giỏi hơn. Em nên viết theo ý "ST và TT mỗi người một tài năng, một thế mạnh khác nhau" và phân tích thành 1 đoạn văn về tài năng của mỗi người. Qua đó thì em ngầm khẳng định rằng k ai hơn ai hết, cả 2 người đều tài năng như nhau, rất khó để so sánh. Em viết sao cho sáng tạo và có tính liên kết là OK rồi. Vì chị nghĩ là ở phần giới thiệu 2 nhân vật, qua sự đắn đo của vua Hùng cũng đủ để thấy 2 người đều ngang tài, ngang sức, xứng làm rể vua. Còn về chi tiết ST đánh thắng TT trong trận chiến thì nó k đủ mạnh để khẳng định ST tài năng hơn.

Đây chỉ là ý kiến chủ quan của chị thôi. Em xem và cố gắng chắt lọc để viết được bài hay nhé. Còn về câu hỏi này thì em không nên chỉ trả lời rằng ai tài hơn mà còn cần phân tích yếu tố vì sao để đưa ra câu trả lời thành 1 đoạn văn thì sẽ tốt hơn.

Chúc em học tốt!

Bình luận (1)
DH
15 tháng 9 2019 lúc 15:56

Tham khảo:

a. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể chia thành 3 phần:

Phần 1: từ đầu đến "mỗi thứ một đôi": Vua Hùng thứ mười tám kén rể. Phần 2: tiếp theo đến "Thần nước đành rút quân": Scm Tinh, Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần. Phần 3: phần còn lại: Sự trả thù hằng năm về sau của Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh.

b. Tài năng của các nhân vật:

Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

c. Trong cuộc giao tranh, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng nhà cửa, nước dân lên lưng đồi, sườn núi, thánh Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước.Trước tình cảnh đó, Sơn Tinh không hề nao núng, dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đánh rút quân.

d. Trong truyện có số chi tiết kì ảo là :

Sính lễ: voi chín ngà , gà chín cựa , ngựa chín hồng mao Sơn tinh : vẫy tay về phía đông , phía đông nổi cồn bãi . vẫy tay về phía tây , phía tây mọc lên từng dãy núi đồi Thủy tinh : gọi gió , gió đến , gọi mưa , mưa về . Sơn tinh : bốc từng quả đồi , dời từng dãy núi ...

=> Tác dụng: tác dụng của yếu tố kì ảo đó là muốn giải thích hiện tượng lũ lụt , thể hện sức mạnh , mong ước của người Việt cổ muốn chế ngự thiện tai.đồng thời suy tôn , ca ngợi công lao dựng nước của các vua hùng.

e. Tác giả dân gian ủng hộ cho nhân vật Sơn Tinh vì Sơn Tinh là nhân vật đã bảo vệ cuộc sống của nhân dân, là đại diện cho tinh thần nhân dân ta trong thời kì đắp đê chống lũ lụt và chống lại thiên tai lũ lụt.

g. Ý nghĩa của truyện:

Phản ánh, giải thích hiện thực mưa bão, ngập lụt của nước ta Truyện thể hiện nguyện vọng gì của nhân dân lao động thời xưa đó là thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ. Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. Thần núi Tản Viên trở thành con rể vua Hùng có ý nghĩa đề cao quyền lực của các vua Hùng.

Nguồn : https://conkec.com

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DC
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
GA
Xem chi tiết
GA
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết