Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay- Vấn đề đáng để chung ta cùng suy nghĩ.
Bạn hiểu gì về văn hóa đọc? Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức (Theo nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình).
Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thong tin hiện đại họ không cần tới sách nữa? Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: "Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?" Và ông tự trả lời rằng: "có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ua chuộng". Còn đối với văn hóa đọc thì ông khẳng định: "bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền".
Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp đẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin?
Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Giới trẻ ngay nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Có những bạn chạy theo phong trào để đọc sách. Có một thời gian những cuốn sách như "mãi mãi tuổi 20", "Lê Vân yêu và sống" làm mư gió trên thị trường. Rồi có khi họ đọc theo mốt: "Thế Giới Phẳng" là tên một cuốn sách rất thành công của nhà kinh tế- xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa, "Thế Giới Phẳng" không phải là một cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Thế là dù không thích, không hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách mà mọi nguời vẫn đọc để mình không trở thành người lạc hậu. Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là "sách đen" vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc hăng say. Thật đáng lo ngại! Rồi có những bạn trẻ lại cho rang đọc sách là lạc hậu- Đây là thời đại CNTT thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Xin thưa đây là lối suy nghĩ sai lầm. Internet có khối lượng thong tin phong phú, nhanh và cập nhật nhưng liệu các bạn đọc xong còn đọng laii trong đầu được bao nhiêu? Bạn có thể "gậm nhấm", "nhâm nhi" từng câu văn, từng linh hồn mà tác giả gửi gắm vào đó không?
Với thực trạng như thế, mỗi chúng ta ai không phải suy nghĩ nhìn nhận lại chính bản thân mình? Văn hóa đọc đã xuống cấp tới mức báo động chưa? Có thể chưa đến "đèn đỏ" nhưng đèn vàng đã cảnh báo một nguy cơ có thể đến. Đó là việc thiếu nghiêm túc trong việc đọc, không thấy rõ được vai trò quan trọng của đọc sách. Thời đại thong tin dạy chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và nắm bắt thời cơ. Vì vậy các bạn hãy tự tìm và trau dồi cho mình một thói quen đọc nhé !
2/
Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Từ xưa, cha ông ta đã lưu lại những hiểu biết phong phú về mọi mặt đời sống xã hội và muôn hình vạn trạng trạng thái vận động của tự nhiên. Và như vậy, sách cung cấp cho ta những tri thức về hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Nhờ đó, khi tiếp xúc với sách, con người có cơ hội tiếp xúc với toàn bộ kho tàng văn hoá của văn minh nhân loại. Đọc sách, ta biết về những gì đã xảy ra trong lịch sử loài người. Có xuất phát điểm từ loài vượn thông minh, con người dần gây dựng được những nền văn minh rực rỡ: văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ai Cập, văn minh Hi Lạp – La Mã,… và từ đó trải qua bao hình thái kinh tế xã hội phức tạp mới có xã hội văn minh, hiện đại như ngày nay. Đọc sách, ta còn biết về những phát minh có ảnh hưởng quan trọng đến sự tiến bộ xã hội: đèn điện, máy bay, điện thoại,… Đặc biệt, nhờ có sách mà ngày nay, ta ngồi trong nhà mà có thể biết về mọi nơi trên thế giới, giống với đi du lịch vậy! Đọc sách quả là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống.
2.
Sách là gì? Sách là "kho tàng quý báu của di sản tinh thần nhân loại" đã được "ghi chép mà lưu truyền lại". Sách là "những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật". Ví dụ, từ thơ ca dân gian mà có thơ quốc âm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du, v.v..
Tại sao phải đọc sách? Để xây dựng nên một sự nghiệp lẫy lừng có thi sĩ đời Đường đã "độc thư phá vạn quyển”. Ức Trai phải trải nghiệm, nung nấu "thập tải độc thư bần đáo cốt” nhà bác học Lê Quý Đôn đã suốt đời "mắt không rời trang sách, tay không ngơi cuốn sách",... Chu Quang Tiềm có một cách nói khá hay về mục đích của việc đọc sách. Đọc sách để "làm điểm xuất phát" để vươn lên, tiến lên từ văn hóa học thuật. Không biết đọc sách có nghĩa là "xóa bỏ hết" thành tựu văn hóa của quá khứ, chẳng khác nào "đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu''. Đọc sách là để kế thừa tri thức nhân loại. Đọc sách là để "trả món nợ chung", là để “ôn lại" những thành tựu, những kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại trong mấy nghìn năm. Đọc sách là để "thu nhận "và "hưởng thụ"những kiến thức, lời dạy của người xưa, để tự vũ trang cho mình một tầm cao trí tuệ, một bề dày học vấn, có thể "làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới".
1.Mỗi chúng ta ai cũng đã từng nghe câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”, đó là một nghĩa cử rất cao đẹp của con người. trong cuộc sống chúng ta cần mở lòng để yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh khó khan hơn ta. Khi chúng ta yêu thương người khác thì chúng ta sẽ được yêu thương và được quý mên hơn. Trong gia đình:Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ. Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người.Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tính yêu thương của mình đối với ba mẹ.Tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa an hem với nhau.Trong xã hội: Tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa:
“ muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chính tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạng sáu ngàn ngày mới xa”
Tình yêu thương con người là truyển thống đạo lí:
“ bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Tình yêu thương con người là lẽ sống của mỗi người . Bạn nhé !
Đề 1 :
Mỗi chúng ta khi được sinh ra trong thế giới này đã là một niềm hạnh phúc. Tuy nhiên chúng ta không tồn tại như những cá thể độc lập mà hạnh phúc đích thực chỉ nảy sinh khi chúng ta được tắm trong suối nguồn của tình yêu thương.Vì vậy lòng yêu thương con người là một trong những tố chất làm nên ý nghĩa cuộc sống cuả mỗi chúng ta.
Lòng yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, gắn bó, thấu hiểu ... giữa con người với con người. Đó là một trong những phẩm chất cao đẹp của con người. Lòng yêu thương có sự biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong cuộc sống. Chẳng hạn như đó có thể là sự cảm thương, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống; hoặc yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp; ...
Trong cuộc sống của chúng ta, lòng yêu thương có một ý nghĩa vô cũng quan trọng vì nó làm cho mối quan hệ giữa người với nguồi trở nên tốt đẹp. Cuộc sống vì thế mà cũng trở nên thân thiện, ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Ví dụ như trong một gia đình, nếu mọi thành viên thật sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và chia sẻ với nhau mọi khó khăn trong cuộc sống thì chắc chắn sẽ tạo dựng được một không khí gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Lòng yêu thương không phân biệt màu da, ngôn ngữ, khoảng cách giàu nghèo sẽ tạo điều kiện làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Trong xã hội hiện nay, những hoạt động vì tình thương luôn nhận được nhiều sự đồng tình và ủng hộ như Chương trình vì người nghèo, Ngôi nhà mơ ước, Lục lạc vàng ... Điều đó tuổi trẻ tuổi trẻ hôm nay không thiếu những con người có trái tim giàu lòng nhân hậu. Đó là những trường hợp như chàng trai Nguyễn Hữu An nghèo khó, không chỉ hết lòng chăm sóc mẹ mà còn nhận một người phụ nữ khác làm mẹ nuôi và chăm sóc bà cũng rất tận tình, chu đáo khi bà cũng mắc bệnh ung thư như mẹ mình nhưng lại không có người thân cận lè chăm sóc. Hay như đóa hoa hướng dương Lê Thanh Thúy, tuy mắc bệnh ung thư xương khi mới 16 tuổi nhưng Thúy lại là một tấm gương về nghị lực sống phi thường. Từ nỗi đau cũng mình, Thúy dễ dàng đồng cảm với sự đau đớn của các bệnh nhi bị bệnh ung thư và đã có ý tưởng được cùng với mọi người chăm sóc các bé, giúp các em xoa dịu bớt những nỗi đau về thể xác. Ý tưởng ấy đã được mọi người hưởng ứng và chương trình “Ước mơ của Thúy” đã ra đời với mục đích chăm sóc, hỗ trợ cho các bệnh nhi ung thư và được duy trì tốt đẹp cho đến ngày nay do báo Tuổi trẻ thực hiện. Giờ đây, tuy Thúy đã mất nhưng mọi người ở Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM vẫn luôn nhớ mãi hình ảnh một cô bé nhỏ nhắn chống gậy đi khắp các giường bệnh để động viên các bé đáng bị bệnh giống mình.
Lòng yêu thương còn là động lực thúc đẩy ta hoàn công việc tốt hơn, có hiệu quả cao hơn. Đó là kết quả có được khi chúng ta biết sống vì người khác. Ngoài ra, nhờ lòng yêu thương, mọi người sẽ cùng nhau đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để động viên nhau cùng nhau vượt qua gian khổ, thử thách, xóa tan những hận thù và cảm hóa được cả những con người lầm lỗi. Nhờ có lòng yêu thương, sự trợ giúp lẫn nhau mà những tai họa do con người hay thiên nhiên gây ra mau chóng được khắc phục, những mảnh đời bất hạnh tìm thấy niềm vui sống, những con người có ước mơ, hoài bão lớn nhưng không có điều kiện thực hiện đã nhanh chóng đạt được điều mình ao ước ...
Bên cạnh đó, khi chúng ta biết sống yêu thương người khác và nhận được tình yêu thương thì tâm hồn chúng ta sẽ được bồi đắp trở nên trong sáng, cao đẹp hơn. Niềm tin vào con người và cuộc sống vì thế mà sẽ được củng cố, vun vén.
Với những ý nghĩa trên, lòng yêu thương cần phải được nhân rộng và trân quý, ca ngợi trong cuộc sống hôm nay. Mỗi chúng ta cần phải sống có lòng yêu thương với tất cả mọi người, sẵn sàng chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ người khác. Song song đó, chúng ta cũng cần phải lên án lối sống thiếu tình yêu thương, ích kỉ, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, và thẳng thắn phê phán những kẻ lợi dụng tình thương để thể hiện những ý đồ đen tối, để tự đánh bóng tên tuổi mình.
Đề 1 :
Một trong những phẩm chất cao quý của con người đó là lòng yêu thương. Tình yêu thương dường như là sợi dây vô hình, nối kết những trái tim yêu thương lẫn nhau giữa con người và con người với nhau. Vậy tình yêu thương còn có những giá trị tinh thần nào khác?
Tình yêu thương có nghĩa là gì? Đó là thứ tình cảm thiêng liêng quý báu, là sự quan tâm giữa con người với con người. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tình yêu thương? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Có tình yêu thương, con người bỗng trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Nó nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức. Nhờ có tình yêu thương mà những nỗi đau, vết thương trong tâm hồn dường như được hàn gắn, khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Dẫn chứng mà chúng ta dễ dàng thấy được đó chính là những phong trào kêu gọi sự giúp đỡ đồng bào miền trung bị lũ lụt hàng năm hoàng hành, vùng đồng bằng sông cửu long bị thiên tai tàn phá nặng nề... Khi đất nước Nhật Bản bị sóng thần ập vào tàn phá đã để lại biết bao hậu quả đau thương về người, về của cho đất nước này. Tình yêu thương đã được nhân rộng khắp thế giới khi mà phong trào ủng hộ giúp đỡ nhân dân Nhật Bản khắc phục phần nào nỗi đau thương, mất mát này được nổ rộ và mạnh mẽ. Những sự việc nêu trên thể hiện tình yêu thương con người luôn luôn sẵn có trong trái tim của mỗi con người nhưng khi có dịp thì tấm lòng yêu thương ấy bỗng trỗi dậy mạnh mẽ như đợt sóng trào dâng. Ngoài những hoạt động, phong trào lớn đó thì ở ngay lớp tôi cũng có những bạn có gia đình rất nghèo khó cần được giúp đỡ, vì gia đình quá khốn khó mà nhiều bạn phải nghỉ học để phụ giúp gia đình mưu sinh. Chúng tôi là học sinh tuy không có nhiều tiền nhưng mỗi người một chút, mỗi ngày góp chút ít thì sau một khoảng thời gian chúng tôi vẫn có thể giúp đỡ những bạn nghèo khó này đi học dưới sự giúp đỡ dưới sự giúp đỡ của quý thầy cô trong nhà trường. Những biểu hiện đó phần nào nói lên tình yêu thương luôn có mặt ở khắp mọi nơi.
Tuy vậy, trong đời sống của chúng ta vẫn còn đâu đó rất nhiều những kẻ thờ ơ, ghẻ lạnh, vô tâm trước sự đau khổ vất vả của những người xung quanh mình. Họ bỏ mặc, họ không hề quan tâm và thờ ơ với tất cả. Những con người này cần phải bị xã hội lên án kịch liệt. Ta dễ dàng bắt gặp những con người này khi ở ngoài đường một người bị tai nạn, té xe xuống đường thì biết bao nhiêu cặp mắt đổ dồn vào cảnh tượng đau thương đó mà không một cánh tay dang ra cứu giúp.
Tóm lại có lòng yêu thương chính là một phẩm chất tốt đẹp, quý báu mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Chúng ta là học sinh còn ngồi trên nghế nhà trường, ta cần rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng phẩm chất này để cuộc sống tâm hồn của mình ngày càng tốt đẹp hơn.
Đề 2 :
Trong toán học, hẳn ta biết được lí thuyết một chiều: từ cái này dẫn đến cái kia là đúng và ngược lại có thể là sai. Tương tự như vậy cũng có quan điểm được đưa về dạng như một định lí, ví như của Chu Quang Tiềm: “Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn”.
Đúng vậy, học vấn không chỉ là chuyện đọc sách. Học vấn là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập. Nếu lấy mốc là từ lúc ta biết tiếp nhận kiến thức, thì đó là cái mốc không thể xác định chính xác, bởi đôi khi sự tiếp nhận kiến thức của con người rất có thể diễn ra một cách bản năng, chứ không nhằm một mục đích chủ quan nào. Ta học được bất cứ điều gì từ cuộc sống kể cả những kiến thức khoa học và con người – đó là học vấn. Những học vấn đó ta có thể thu nhận được từ rất nhiều nguồn trong cuộc sống, học ở thầy cô, bạn bè, gia đình, xã hội; và tất nhiên trong những nguồn ấy không thể thiếu sự góp mặt của sách.
Sách là kho tàng tri thức nhân loại, được lưu lại cho các thê hệ sau. Đó là nguồn tri thức quý giá và là vô tận đối với mọi người, đặc biệt là học sinh hay rộng hơn là những người trí thức. Mọi thành công của con người đều là sự kết hợp của nỗ lực với tri thức lĩnh hội được từ thầy cô, từ cuộc sống, từ sách vở. Chính vì vậy, ngoài sự tiếp nhận từ thầy cô, bạn bè hay xã hội, thi sách đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiếp nhận tri thức của mỗi người. Những cuốn sách vở mở ra cho chúng ta một chân trời mới, giúp chúng ta phát triển khả năng tư duy. Những cuốn sách mang đến cho chúng ta nhiều tư tưởng khác nhau, cung cấp cho chúng ta nhiều kiến thức về các nền văn hoá khác nhau hay giản đơn chỉ là những bài học làm người, những cách đồì nhân xử thế… Dù với bất cứ lợi ích gì, sách cũng đều giúp con người trưởng thành trong nhận thức, sâu sắc hơn trong tư tưởng và chín chắn hơn trong suy nghĩ. Đọc sách là một thói quen có mục đích.
Vì vậy, đọc sách cũng là một con đường của học vấn cũng như là những con đường khác. Tuy nhiên, trong tất cả các con đường ấy, đọc sách là con đường quan trọng vì: “Sách là một kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại”, sách ghi chép, cô đúc, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựa của con người qua các thời đại. Từ xa xưa, sách tồn tại không phải dưới dạng một cuốn sách làm từ sợi gỗ và trắng sạch như bây giờ mà là những thanh tre, trúc. Từ lâu, con người đã biết đúc kết, ghi lại những điều học tập được trong cuộc sống và khám phá. Sách hình thành từ đó. Vậy sách ghi lại để làm gi? Là để lưu truyền tri thức, truyền lưu những kinh nghiệm sống và cả những quan niệm sống, để người sau tiếp tục khám phá và mở rộng tầm mắt. Và rồi sách trở thành phương tiện để ghi chép, cô đọng, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu của loài người.
Với vai trò là một người con, là một học sinh, là một công dân của một quốc gia và là một trong những người kế thừa những sản phẩm tinh thần cửa cha ông thì nhiệm vụ của chúng ta là tiếp thu và tích luỹ kiến thức đầ thu nhận được từ những trang sách. Để kế thừa những đức tính, kế thừa những sản phẩm tinh thần, để di đứng với tinh thần của cha ông và nâng cao hơn kiến thức của mình. Đọc sách trưđc hết là một sở thích, một nhu cầu tự thân và cũng là nhiệm vụ của mỗi người.
Những lợi ích cửa việc đọc sách ta không thể nào nói trong một phạm vi hay trong phạm vi nhất định. Sách đúc kết những kinh nghiệm cần thiết cho cuộc sống hiện tại và trong cả tương laỉ. Sách là những bậc thang trên con đường vươn tới tri thức. Vì vậy để tiếp tục đi lên chúng ta phải bắt đầu từ những bậc thang cha ông đi trước đã xây nên để tiếp tục hoàn thiện công trình mang tên tri thức. Theo cách hiểu hình ảnh đỗ, ta nhận được tầm quan trọng của sách ở một khía cạnh nữa. Sách là con đường ngắn nhất, quan trọng nhất để tích luỹ, nâng cao vốn tri thức, giúp con người chuẩn bị cho “cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát triển thế giới mới”. Ở đây là sự thay đổi, phát triển cuộc sống của cá nhân, của cộng đồng liên tục qua từng ngày. Vì vậy sách không bao giờ mất đi cái giá trị mà nó đang ngự trị. Bởi không thể thu được các thành tựu mới nếu không biết kế thừa thành tựu của các thời kì đã qua. Không chỉ thế, sách còn giúp ta tự bồi dưỡng tư duy logic, phương pháp làm việc khoa học và nhát là tư duy sáng tạo trong hoạt động chuyên môn của mình, bồi dường tư tưởng, tình cảm, hứng thú học tập, nghiên cứu, lòng yêu nghề nghiệp và thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh cũng như với bản thân mình. Hoàn thành được nhiệm vụ học tập, công tác của người cán bộ khoa học kỉ thuật ở mọi trình độ.
Tích cực tư duy khi đọc là một trong những phương pháp tốt nhất để việc đọc sách đạt hiệu quả, đọc sách mà không tư duy chỉ phí thời gian vô ích. Tích cực tư duy là phải luôn suy ngẫm, nhận định được vấn đề được đề cập đến; đối chiếu, so sánh chúng với nhau và với những hiểu biết đã có. Từ đó mà rút ra được nội dung cốt lõi của vấn đề, bản chất của những sự việc, hiện tượng và rút ra những bài học, những kiến thức cho bản thân. Trên cơ sở đó, tạo được cái nhìn mới, toàn diện hơn, đúng đắn hơn về một vấn đề nào đó. Ngoài việc giúp cho người đọc tìm thấy bản chất của vấn đề, đọc có tư duy tích cực còn giúp cho người ta phát triển, nâng cao những tri thức đã thu nhận, tìm thấy những điều mới từ những điều ta đã biết và phát hiện ra những điều chưa biết, cần tránh lối đọc một chiều, lười suy nghĩ, lười ghi chép, đọc thụ động, chấp nhận tất cả, học thuộc máy móc. Nếu luôn tích cực tư duy khi đọc thì mỗi người sẽ thực sự “lớn lên” qua mỗi trang sách.
Các nhà triết học nổi tiếng như Mác, Lênin rất ham đọc sách và đánh giá cao vai trò của sách trong cuộc sống, coi đó một công cụ sắc bén, một công cụ để nhận thức và tuyên truyền trong cuộc đấu tranh cách mạng. Mác đã dành nhiều thời gian để đọc sách và chính sách báo đã giúp Mác rất nhiều trong suốt cuộc đời lao động, sáng tạo của mình. Ông đã từng nói: “Sách là nô lệ của tôi nhưng cũng là người thầy của tôi”.
Xu hướng học tập của sinh viên ngày nay chủ yếu là tự nghiên cứu, thu thập kiến thức trong tài liệu, sách vở… với nhiều loại phương tiện sẵn có, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô. Mặt khác, với sự bùng nổ thông tin hiện nay, các quan niệm, các nhận định, các phương pháp tiếp cận khoa học ngày càng đổi mới. Chính vì lẽ đó, mà đọc sách phải có hệ thống (vì đọc sách là công việc hằng ngày chủ yếu để thu nhận kiến thức) là bước đầu tạo cho mình thói quen suy nghĩ khi tiếp cận vấn đề.
Đọc sách có hệ thống có nghĩa là tìm hiểu vấn đề từ gốc, theo một logic mà các tác giả đã đặt ra và lí giải trong một điều kiện khoa học nào đó. Chính trong quá trình tìm tòi, nghiền ngẫm đó con người có được lòng say mê, ham tìm hiểu cặn kẽ vấn đề để rút ra kết luận hay một vấn đề tâm đắc của mình. Đó cũng là một quá trình sáng tạo, đồng thời giúp ta học tập được phong cách làm việc bền bỉ, kiên trì cách đặt vấn đề, lí giải vấn đề, thậm chí là phản bác lại vấn đề mà tác giả, các nhà khoa học đã đặt ra.
Sách không bao giờ cũ, đó là món hàng đặc biệt của nhân loại sẽ còn tồn tại mãi mãi cùng sự phát triển của nhân loại, bởi nó là một trong những điều kiện thúc đẩy sự phát triển của con người và xã hội. Thế hệ đi trước đã dùng sách để thắp ỉên ngọn ỉửa trí thức trong mỗi con người. Đằng cách đó lửa không bao giờ tắt. Vì vậy qua việc đọc sách và những yêu cầu trong việc đọc sách ta đã tự rèn luyện những đức tính cần thiết cho bản thân để tự phục vụ không những cho mục đích mai sau mà còn nâng cao được khả năng tiếp nhận thông tin và kiến thức từ sách.
Như vậy đọc sách là một trong những con đường của học vấn, của tri thức nhưng con đường ấy là con đường quan trọng và cốt yếu của học vấn và tri thức, vì từ việc đọc sách ta không những rèn luyện được đạo đức, tính sáng tạo và khả năng tư duy, tiếp nhận những giá trị vật chất lẫn tinh thần của cuộc sống mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện tại: học vấn, vốn tri thức.
Đề 2 :
Trong thời đại hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet - một mạng lưới thông tin khổng lồ giúp ta dễ dàng tiếp cận được những thứ mình cần với khối lượng kiến thức khổng lồ bạn có thể tìm ở bất kì đâu, chỉ cần lên Google, gõ vào ô tìm kiếm những từ khóa mà bạn muốn, mọi thứ hiện ra nhanh chóng, 1 cú click bạn có thể có cả thế giới trong tầm tay. Vậy đó có phải là lí do mà văn hóa đọc ngày càng rời xa giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi teen 9x.
Trước hết, là sự bùng nổ của các sản phẩm văn hóa hiện đại như phim ảnh, băng đĩa, ca nhạc, internet, games... đã thâm nhập sâu sắc vào lĩnh vực giải trí của con người, đặc biệt là của thanh thiếu nhi, khiến cho văn hóa đọc đang có nguy cơ ngày càng bị mai một trong giới trẻ.
Văn hóa nghe nhìn là một “kênh thông tin” cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay. Nó khiến giới trẻ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu những kiến thức mới nhưng đó cũng là lí do văn hóa nghe nhìn bị kết án đã lấn át văn hóa đọc. Giới trẻ thường chỉ đọc theo kiểu hưởng thụ hơn là nghiền ngẫm, thiếu đi sự sâu sắc và sự thụ động trong việc đọc sách của giới trẻ thường làm họ thấy khó tiếp cận với những tác phẩm kinh điển. Thêm vào đó, sự phát triển vũ bão của internet càng làm giới trẻ “lười” hơn với việc ngồi trong thư việc để đọc một quyển sách. “Chỉ riêng việc đọc giáo trình, nghiên cứu thêm một số tài liệu mà thầy giáo cho đọc thêm đã rất bận rồi. Rảnh rỗi, em lên thư viện đọc tạp chí Hoa Học Trò, báo Tuổi Trẻ hoặc lướt web kiếm thông tin giải trí. Đọc sách phải có hứng thú, không có hứng thì sao "nạp" được”. Như lời tâm sự của một bạn trẻ với chúng tôi. Dường như việc đọc sách ngày càng trở nên là thứ xa xỉ đối với học sinh, sinh viên.
Thứ hai, đó chính là việc đọc sách theo phong trào. Đọc theo trào lưu và nguy hiểm hơn là giới trẻ không có sự chọn lọc trong việc đọc sách, điều đó còn tạo nên một phong trào xấu hơn cả việc lười đọc sách nếu cuốn sách đó không mang nội đung giá trị phù hợp đối với văn hóa Việt sẽ tạo ảnh hưởng xấu đối với suy nghĩ tư tưởng và hành động của một bộ phận giới trẻ. Chúng ta hãy cứ thử nhìn vào các thể loại của các tác giả trong và ngoài nước cũng lập tức tạo được cơn sốt đối với giới trẻ như tập truyện ngắn Nhật ký son môi (2010) và Cho em gần anh thêm chút nữa (2009) của tác giả Gào hay những truyện Xin lỗi, em chỉ là con đĩ, Yêu anh hơn cả tử thần… của tác giả Tào Đình (Trung Quốc), Rừng Nauy của tác giả Murakami (Nhật Bản).
Chúng đã tạo thành một làn sóng mạnh trọng bộ phận giới trẻ nhưng đọc, cảm nhận một cách hời hợt và kéo theo đó là sự lãng quên giá trị của tác phẩm khi trào lưu qua đi, và những câu đối thoại về quyển sách đó chỉ đơn giản là câu hỏi: “Mày đọc quyển truyện kia chưa?” và trả lời: “Đọc rồi”. Đôi khi sự “thiếu trách nhiệm” trong việc đọc cũng khiến giới trẻ có những cái nhìn lệch lạc của tác phẩm, nhất là khi vấn đề “tình dục” đang được các tác giả hướng đến như một thứ “gia vị” để tăng sức hấp dẫn cho cuốn sách.
Khi được hỏi lí do tại sao lại tìm đến những cuốn sách đang “làm mưa làm gió” trên thị trường, một bạn trẻ đã trả lời rất ”thật” với chúng tôi rằng: “Đọc những cuốn sách đó vì thấy nhiều người cũng tìm đọc, đọc để khi người ta bàn luận về chúng mình không bị “lép”. Và hơn nữa, phải đọc những cuốn sách đó mình mới cảm thấy bằng bạn bằng bè và cũng là cách để mình theo kịp thời đại” – chính những suy nghĩ đó là một phần nguyên do khiến giới trẻ đọc sách và cảm nhận chúng một cách hời hợt.
Với tốc độ sống gấp gáp và việc cuốn theo những thú vui của cuộc sống, dễ dàng hơn so với việc đọc một cuốn sách. Nhiều bạn lại cho rằng các bạn có đọc nhưng truyện tranh, tiểu thuyết tình cảm, hay những cuốn sách về tình cảm dễ cuốn hút so với việc cảm nhận một tác phẩm văn học hay một cuốn sách khoa mang nặng tính phân tích tư duy có giá trị. Một số học sinh, sinh viên mà mình gặp cho biết, lúc rảnh rỗi, cô bạn chỉ thích đọc truyện ngắn đang hot trên mạng. Còn Phương Thảo (lớp 12) lại chỉ “kết” truyện tranh Nhật Bản vì vui nhộn. Hai bạn cũng cho biết truyện tranh ngoài ưu điểm dễ cảm nhận kết cấu truyện đơn giản, truyện tranh còn có hình ảnh minh họa tình tiết, sống động. Nhiều bạn sinh viên cho rằng giáo trình là quá đủ thậm chí còn chưa sờ đến huống gì là những cuốn sách tham khảo khác.
Còn với nhà viết sách, biên soạn sách, xuất bản sách góp phần đọc giả lười đọc, nhiều cuốn sách xuất bản với những giá trị nội dung chưa thực sự sâu sắc, nhiều tác phẩm chủ yếu sưu tầm, tập hợp các sách khác làm thị trường sách phong phú hơn nhưng lại thành hỗn độn, phức tạp hơn cho sự lựa chọn sách từ giới trẻ. Và vấn đề sách lậu vẫn là một trong những vấn đề nhức nhối của thị trường sách hiện nay. Đó chính là nguyên nhân thứ ba ảnh hướng đến văn hóa đọc của giới trẻ VN.
Nói đi thì cũng phải nói lại, không phải là không có những bạn trẻ yêu sách, không thiếu các bạn trẻ đi tìm giá trị đích thực của những cuốn sách với niềm say mê thích thú và ham muốn được học hỏi từ những cuốn sách mà các bạn đã đọc. Mỗi cuốn sách như một kho tàng tri thức nó chứa đựng những tinh túy của cuộc sống nếu chúng ta biết cảm nhận nghiền ngẫm một cách sâu sắc sau khi đọc xong một cuốn sách.
Thanh (HVNH) có một sở thích khi stress đó là mua và tìm đọc sách. Dù là một dân kinh tế nhưng bạn không chỉ tìm đọc những cuộc sách về chuyên ngành của mình đang học mà còn tìm đọc thêm những cuốn sách về kĩ năng sống, sách văn học VN, văn học nước ngoài kể cả những cuốn sách được coi là “cổ“ bạn cũng cố tìm để đọc nhưng điều quan trọng nhất. Thanh luôn có sự chọn lọc các tác phẩm mà mình đọc. Qua những cuốn sách, Thanh đã học hỏi được rất nhiều về ngôn ngữ, giá trị nội dung, giá trị cuộc sống, tri thức của những cuốn sách mà bạn đã đọc qua. Nó tích lũy thêm cho Thanh những bài học kinh nghiệm quí báu sau khi rời ghế giảng đường và bắt đầu với cuộc sống tự lập.
Học tập là một quá trình lâu dài, đọc sách cũng vậy, đó là một quá trình từ việc đọc, nghiền ngẫm và rút ra cho mình những chiêm nghiệm của bản thân từ sách. Không chỉ là tích lũy về kiến thức mà nó còn tăng cho chúng ta khả năng tư duy, khả năng sử dụng ngôn ngữ và kĩ năng sống cho mỗi thanh niên của thế hệ trẻ Việt Nam. Hãy đọc sách để nâng cao tầm hiều biết và tích lúy cho vốn kiến thức của mình, các bạn nhé!
Đề 2 :
Trong toán học, hẳn ta biết được lí thuyết một chiều: từ cái này dẫn đến cái kia là đúng và ngược lại có thể là sai. Tương tự như vậy cũng có quan điểm được đưa về dạng như một định lí, ví như của Chu Quang Tiềm: “Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn”.
Đúng vậy, học vấn không chỉ là chuyện đọc sách. Học vấn là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập. Nếu lấy mốc là từ lúc ta biết tiếp nhận kiến thức, thì đó là cái mốc không thể xác định chính xác, bởi đôi khi sự tiếp nhận kiến thức của con người rất có thể diễn ra một cách bản năng, chứ không nhằm một mục đích chủ quan nào. Ta học được bất cứ điều gì từ cuộc sống kể cả những kiến thức khoa học và con người – đó là học vấn. Những học vấn đó ta có thể thu nhận được từ rất nhiều nguồn trong cuộc sống, học ở thầy cô, bạn bè, gia đình, xã hội; và tất nhiên trong những nguồn ấy không thể thiếu sự góp mặt của sách.
Sách là kho tàng tri thức nhân loại, được lưu lại cho các thê hệ sau. Đó là nguồn tri thức quý giá và là vô tận đối với mọi người, đặc biệt là học sinh hay rộng hơn là những người trí thức. Mọi thành công của con người đều là sự kết hợp của nỗ lực với tri thức lĩnh hội được từ thầy cô, từ cuộc sống, từ sách vở. Chính vì vậy, ngoài sự tiếp nhận từ thầy cô, bạn bè hay xã hội, thi sách đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiếp nhận tri thức của mỗi người. Những cuốn sách vở mở ra cho chúng ta một chân trời mới, giúp chúng ta phát triển khả năng tư duy. Những cuốn sách mang đến cho chúng ta nhiều tư tưởng khác nhau, cung cấp cho chúng ta nhiều kiến thức về các nền văn hoá khác nhau hay giản đơn chỉ là những bài học làm người, những cách đồì nhân xử thế… Dù với bất cứ lợi ích gì, sách cũng đều giúp con người trưởng thành trong nhận thức, sâu sắc hơn trong tư tưởng và chín chắn hơn trong suy nghĩ. Đọc sách là một thói quen có mục đích.
Với vai trò là một người con, là một học sinh, là một công dân của một quốc gia và là một trong những người kế thừa những sản phẩm tinh thần cửa cha ông thì nhiệm vụ của chúng ta là tiếp thu và tích luỹ kiến thức đầ thu nhận được từ những trang sách. Để kế thừa những đức tính, kế thừa những sản phẩm tinh thần, để di đứng với tinh thần của cha ông và nâng cao hơn kiến thức của mình. Đọc sách trưđc hết là một sở thích, một nhu cầu tự thân và cũng là nhiệm vụ của mỗi người.Vì vậy, đọc sách cũng là một con đường của học vấn cũng như là những con đường khác. Tuy nhiên, trong tất cả các con đường ấy, đọc sách là con đường quan trọng vì: “Sách là một kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại”, sách ghi chép, cô đúc, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựa của con người qua các thời đại. Từ xa xưa, sách tồn tại không phải dưới dạng một cuốn sách làm từ sợi gỗ và trắng sạch như bây giờ mà là những thanh tre, trúc. Từ lâu, con người đã biết đúc kết, ghi lại những điều học tập được trong cuộc sống và khám phá. Sách hình thành từ đó. Vậy sách ghi lại để làm gi? Là để lưu truyền tri thức, truyền lưu những kinh nghiệm sống và cả những quan niệm sống, để người sau tiếp tục khám phá và mở rộng tầm mắt. Và rồi sách trở thành phương tiện để ghi chép, cô đọng, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu của loài người.
Những lợi ích cửa việc đọc sách ta không thể nào nói trong một phạm vi hay trong phạm vi nhất định. Sách đúc kết những kinh nghiệm cần thiết cho cuộc sống hiện tại và trong cả tương laỉ. Sách là những bậc thang trên con đường vươn tới tri thức. Vì vậy để tiếp tục đi lên chúng ta phải bắt đầu từ những bậc thang cha ông đi trước đã xây nên để tiếp tục hoàn thiện công trình mang tên tri thức. Theo cách hiểu hình ảnh đỗ, ta nhận được tầm quan trọng của sách ở một khía cạnh nữa. Sách là con đường ngắn nhất, quan trọng nhất để tích luỹ, nâng cao vốn tri thức, giúp con người chuẩn bị cho “cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát triển thế giới mới”. Ở đây là sự thay đổi, phát triển cuộc sống của cá nhân, của cộng đồng liên tục qua từng ngày. Vì vậy sách không bao giờ mất đi cái giá trị mà nó đang ngự trị. Bởi không thể thu được các thành tựu mới nếu không biết kế thừa thành tựu của các thời kì đã qua. Không chỉ thế, sách còn giúp ta tự bồi dưỡng tư duy logic, phương pháp làm việc khoa học và nhát là tư duy sáng tạo trong hoạt động chuyên môn của mình, bồi dường tư tưởng, tình cảm, hứng thú học tập, nghiên cứu, lòng yêu nghề nghiệp và thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh cũng như với bản thân mình. Hoàn thành được nhiệm vụ học tập, công tác của người cán bộ khoa học kỉ thuật ở mọi trình độ.
Tích cực tư duy khi đọc là một trong những phương pháp tốt nhất để việc đọc sách đạt hiệu quả, đọc sách mà không tư duy chỉ phí thời gian vô ích. Tích cực tư duy là phải luôn suy ngẫm, nhận định được vấn đề được đề cập đến; đối chiếu, so sánh chúng với nhau và với những hiểu biết đã có. Từ đó mà rút ra được nội dung cốt lõi của vấn đề, bản chất của những sự việc, hiện tượng và rút ra những bài học, những kiến thức cho bản thân. Trên cơ sở đó, tạo được cái nhìn mới, toàn diện hơn, đúng đắn hơn về một vấn đề nào đó. Ngoài việc giúp cho người đọc tìm thấy bản chất của vấn đề, đọc có tư duy tích cực còn giúp cho người ta phát triển, nâng cao những tri thức đã thu nhận, tìm thấy những điều mới từ những điều ta đã biết và phát hiện ra những điều chưa biết, cần tránh lối đọc một chiều, lười suy nghĩ, lười ghi chép, đọc thụ động, chấp nhận tất cả, học thuộc máy móc. Nếu luôn tích cực tư duy khi đọc thì mỗi người sẽ thực sự “lớn lên” qua mỗi trang sách.
Các nhà triết học nổi tiếng như Mác, Lênin rất ham đọc sách và đánh giá cao vai trò của sách trong cuộc sống, coi đó một công cụ sắc bén, một công cụ để nhận thức và tuyên truyền trong cuộc đấu tranh cách mạng. Mác đã dành nhiều thời gian để đọc sách và chính sách báo đã giúp Mác rất nhiều trong suốt cuộc đời lao động, sáng tạo của mình. Ông đã từng nói: “Sách là nô lệ của tôi nhưng cũng là người thầy của tôi”.
Xu hướng học tập của sinh viên ngày nay chủ yếu là tự nghiên cứu, thu thập kiến thức trong tài liệu, sách vở… với nhiều loại phương tiện sẵn có, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô. Mặt khác, với sự bùng nổ thông tin hiện nay, các quan niệm, các nhận định, các phương pháp tiếp cận khoa học ngày càng đổi mới. Chính vì lẽ đó, mà đọc sách phải có hệ thống (vì đọc sách là công việc hằng ngày chủ yếu để thu nhận kiến thức) là bước đầu tạo cho mình thói quen suy nghĩ khi tiếp cận vấn đề.
Đọc sách có hệ thống có nghĩa là tìm hiểu vấn đề từ gốc, theo một logic mà các tác giả đã đặt ra và lí giải trong một điều kiện khoa học nào đó. Chính trong quá trình tìm tòi, nghiền ngẫm đó con người có được lòng say mê, ham tìm hiểu cặn kẽ vấn đề để rút ra kết luận hay một vấn đề tâm đắc của mình. Đó cũng là một quá trình sáng tạo, đồng thời giúp ta học tập được phong cách làm việc bền bỉ, kiên trì cách đặt vấn đề, lí giải vấn đề, thậm chí là phản bác lại vấn đề mà tác giả, các nhà khoa học đã đặt ra.
Sách không bao giờ cũ, đó là món hàng đặc biệt của nhân loại sẽ còn tồn tại mãi mãi cùng sự phát triển của nhân loại, bởi nó là một trong những điều kiện thúc đẩy sự phát triển của con người và xã hội. Thế hệ đi trước đã dùng sách để thắp ỉên ngọn ỉửa trí thức trong mỗi con người. Đằng cách đó lửa không bao giờ tắt. Vì vậy qua việc đọc sách và những yêu cầu trong việc đọc sách ta đã tự rèn luyện những đức tính cần thiết cho bản thân để tự phục vụ không những cho mục đích mai sau mà còn nâng cao được khả năng tiếp nhận thông tin và kiến thức từ sách.
Như vậy đọc sách là một trong những con đường của học vấn, của tri thức nhưng con đường ấy là con đường quan trọng và cốt yếu của học vấn và tri thức, vì từ việc đọc sách ta không những rèn luyện được đạo đức, tính sáng tạo và khả năng tư duy, tiếp nhận những giá trị vật chất lẫn tinh thần của cuộc sống mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện tại: học vấn, vốn tri thức.
1/
Tình yêu thương là một phẩm chất thẩm mĩ, thuộc về cái đẹp, là những tình cảm tốt đẹp con người dành cho nhau. Đây là khái niệm mang tính trừu tượng nhưng lại được biểu hiện như thế nào cũng phải là những tình cảm chân thành, trong sáng, xuất phát từ trái tim, không tính toán, vụ lợi. Chúng ta biết rằng, tình yêu thương là một nhu cầu tình cảm không thể thiếu của mỗi người. Con người không thể sống đặt ngoài các mối quan hệ từ đó tất yếu nảy sinh nhu cầu về tình cảm, dù là theo chiều hướng nào. Trong những tình cảm ấy, tình yêu thương là một thứ tình cảm tích cực có tác động lớn lao đến đời sống của con người không chỉ về mặt tinh thần. Tình yêu thương giúp vực con người dậy khi họ vấp phải những khó khăn, gian khổ, khi họ gục ngã. Tình yêu thương giúp con người có thêm ý chí, sức mạnh để vượt qua khó khăn. Một bàn tay đưa ra cho những người đang chới với có thể cứu rỗi được một linh hồn, được một cuộc đời. Một nụ cười, một cử chỉ âu yếm cũng đủ cho ta thêm động lực để sống và sống tốt hơn. Một hành động cảm thông có thể khiến cho con người gần nhau hơn…Yêu thương và sẻ chia tiếp thêm cho con người sức mạnh để sống thêm ý nghĩa.