Hướng dẫn soạn bài Nhân hóa

PH

1)Tìm phép nhân hóa trong khổ thơ sau:

Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân

Đầy đường.

(Trần Đăng Khoa)

2)So với cách diễn đạt sau, cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ trên hay ở chỗ nào?

-Bầu trời đầy mây đen.

-Muôn nghìn cây mía nghả nghiêng, lá bay phấp phới.

Kiến bò đầy đường.

H24
19 tháng 2 2017 lúc 21:05

1. Có 3 sự vật được miêu tả bằng những từ ngữ để gợi hoặc tả con người. (1) Ông trời mặc áo giáp đen ra trận.

(2) Muôn nghìn cây mía múa gươm

(3) Kiến hành quân đầy đường.

2. So với 3 cách diễn đạt sau thì khổ thơ trên đã làm cho thế giới vô tri trở nên gần gũi, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Bình luận (0)
GD
19 tháng 2 2017 lúc 21:06

1.

Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường

2.

Cách diễn tả bài 2:

Bầu trời đầy mây đen.
Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới.

Không sử dụng phép nhân hóa

=) Miêu tả bài 1 sinh động hơn bài 2.

Bình luận (0)
CH
19 tháng 2 2017 lúc 21:09

- Ông trời mặc áo giáp đen, ra trận => Bầu trời đầy mây đen

- Cây mía múa gươm => cây mía ngả nghiêng lá bay phấp phới

- Kiến hành quân => kiến bò đầy đường

=> gọi, tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn để gọi, tả người.

-> NHÂN HÓA: tạo thêm một cuộc ra trận với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương của đất nước ở thời kì chống Mĩ -> hay hơn

Tick cho mik nhe!!!hehe

Bình luận (0)
NT
26 tháng 2 2017 lúc 17:33
a) Tìm phép nhân hoá trong đoạn thơ sau: Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Hành quân Đầy đường. (Trần Đăng Khoa) - "trời" được nhân hoá: ông trời, mặc áo giáp, ra trận; - cây mía được nhân hoá: múa gươm; - đàn kiến được nhân hoá: hành quân. b) So sánh các sự vật trong những câu sau với các sự vật được miêu tả ở đoạn thơ của Trần Đăng Khoa và rút ra tác dụng của phép so sánh. - Bầu trời đầy mây đen. - Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới. - Kiến bò đầy đường. Gợi ý: Những câu văn trên không sử dụng phép nhân hoá, cho nên, dù có cùng một nội dung sự vật như đoạn thơ của Trần Đăng Khoa nhưng không có tính gợi cảm, không thể hiện được một cách sinh động hình ảnh các sự vật trong cơn mưa, không thể hiện được cái nhìn ngộ nghĩnh, hồn nhiên mà tinh tế của trẻ thơ; các sự vật mất đi sự gần gũi với con người,...
Bình luận (2)
H24
23 tháng 4 2017 lúc 16:06

1)Phép nhân hoá:

- Ông thường dược dùng để gọi người này được dùng để gọi trời.

- Các hoạt động: mặc áo giáp, ra trận là các hoạt động của con người nay được dùng để tả bầu trời trước cơn mưa.

- Từ múa gươm để tả cây mía, hành quân để tả kiến.

2)So sánh cách diễn đạt trên với cách miêu tả trong khổ thơ của Trần Đăng Khoa thấy cách diễn đạt trong thơ Trần Đăng Khoa có tính hình ảnh, là cho các sự vật, việc dược miêu tả gần gũi hơn với con người.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
SK
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết