Chương I- Quang học

VL

1)Thế nào là âm phản xạ, tiếng vang. Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém

2)Thế nào là ôn nhiễm tiếng ồn. Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn

CA
31 tháng 12 2017 lúc 7:13

1)

-Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ.
-Tiếng vang là âm phản xạ dội đến tai ta cách âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây.

- Những vật cứng có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt ( hấp thụ âm kém)

- Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.

2)

Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật. Hầu hết ở các nước, nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao thông, vận tải, xe có động cơ, máy bay và tàu hỏa.Tiếng ồn ngoài trời còn được nói gọn từ tiếng ồn môi trường

Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn:

- Treo biển báo " Cấm bóp còi" tại những nơi gần bệnh viện trường học.

- Xây dựng tường bêtông ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc.

- Trồng nhiều cây xanh trên đường để âm truyền đến gặp lá cây sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau.

- Làm trần nhà, tường nhà dày bằng xốp, làm tường phủ dạ, phủ nhung để ngăn bớt âm truyền qua chúng.

- Sử dụng nút tai khi tiếp xúc với tiếng ồn gây ô nhiễm.

Bình luận (0)
LT
31 tháng 12 2017 lúc 8:35

1)- Âm dội lại khi gặp một màn chắn gọi là âm phản xạ.

- Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây

2)- Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to và kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.

- Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn:

+Tác động vào nguồn âm

+Phân tán âm trên đường truyền của chúng

+Ngăn không cho âm truyền tới tai.

CHÚC BẠN HỌC TỐThaha

Bình luận (0)
HC
31 tháng 12 2017 lúc 9:38

-Âm dội lại khi gặp 1 mặt chắn gọi là âm phản xạ. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây. Những vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt ( hấp thụ âm kém). Những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghế thì phản xạ âm kém

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
VL
Xem chi tiết
VL
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
KH
Xem chi tiết
RT
Xem chi tiết
H2
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
EL
Xem chi tiết