Khái quát lịch sử thế giới cổ đại

DH

1,Những công cụ biết nói là cách gọi đệ chỉ tầng lớp nào ?

2,năm 40 thuộc thế kỉ thứ mấy ?

3,chiến thắng điện biên phủ năm 1954 thuộc thế kỉ bao nhiêu ?

4, chiến thắng quân nam hán trên sông bạch đằng năm 1938 thuộc thế kỉ bao nhiêu ?

5,dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đát nước ta ?

6,Nêu những điểm mới trong đời sống vật chất của người nguyên thủy trên đất nước ta ?

HP
14 tháng 10 2018 lúc 21:33

1.Những công cụ biết nói là cách gọi đệ chỉ tầng lớp nô lệ

2.Năm 40 thuộc thế kỉ thứ 1

3.Chiến thắng điện biên phủ năm 1954 thuộc thế kỉ thứ 20

4.Chiến thắng quân nam hán trên sông bạch đằng năm 938 thuộc thế kỉ 10. (Chiến thắng quân nam hán trên sông bạch đằng là năm 938 chứ có phải là 1938 đâu bạn)

Bình luận (0)
HP
14 tháng 10 2018 lúc 21:35

5.

Thời xa xưa, nước ta là một vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, mái đá, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài ; khí hậu hai mùa nóng - lạnh rõ rệt, thuận lợi cho cuộc sống của cỏ cây, muông thú và con người.

Vào những năm 1960 - 1965” các nhà khảo cổ học đã lần lượt phát hiện được hàng loạt di tích của Người tối cổ.

Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chưa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 - 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tôi cổ. Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)..., người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập ; nhiều mảnh đá ghè mỏng... ở nhiều chỗ.

6.

- Đời sống vật chất:

+ Họ đã biết mài đá, dùng nhiều loại đá khác nhau để làm công cụ các loại như rìu, bôn, chày. Dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và đồ dùng cần thiết.

+ Biết làm đồ gốm.

+ Biết trồng trọt, chăn nuôi.

+ Ngoài các hang động, mái đá, con người còn biết làm các túp lều lợp bằng cỏ, lá cây để ở, làm cho cuộc sống ngày càng ổn định hơn.

- Về xã hội:

+ Tổ chức "bầy người nguyên thủy" đã được thay thế bằng thị tộc, có sự phân công lao động rõ ràng.

+ Thời kì này con người đã sống định cư lâu dài.


Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TH
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
AT
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết