Hình học lớp 7

PH

1.Cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ AH vuông góc với BC

a, CM: tam giác ABH = tam giác AHC

b, Vẽ HM vuông góc với AB, HN vông góc với AC. CM: tam giác AMN cân

c, CM: MN// BC

d, CM: AH2+BM2 =AN2+BH2

2.Cho tam giác ABC có AC<AB, Mlà trung điểm của BC, vẽ phân giác AD. Từ M vẽ đường thẳng vông góc với AD tại H, đường thẳng này cắt tia AC tại F, cắt AB tại E. CMR:

a,Tam giác AFE cân

b,Vẽ đường thẳng Bx// EF, cắt AC tại K. CMR: KF= BE

c, CMR: AE= AB+AC:2

H24
8 tháng 3 2017 lúc 18:24

1/ a) xét \(\Delta AHB\) và \(\Delta AHC\) có:

\(\widehat{H_1}=\widehat{H_2}=90^o\)

AH chung

\(\widehat{B}=\widehat{C}\) (\(\Delta ABC\) cân tại A)

=> \(\Delta ABH=\Delta AHC\left(CH-GN\right)\)

=> \(\widehat{A_1}=\widehat{A_2}\) (2 góc tương ứng)

b) xét \(\Delta AHN\) và \(\Delta AHM\) có:

\(\widehat{M}=\widehat{N}=90^o\)

AH chung

\(\widehat{A_1}=\widehat{A_2}\left(cmt\right)\)

=> \(\Delta AHN=\Delta AHM\left(CH-CN\right)\)

=> HN = HM (2 cạnh tương ứng)

=> AN = AM (2 cạnh tương ứng)

\(\Delta AMN\) có: AN = AM (cmt)

=> \(\Delta AMN\) cân tại A

c) đặt điểm giao nhau giữa AH và MN là K

xét \(\Delta AKM\) và \(\Delta AKN\) có:

AK chung

\(\widehat{A_1}=\widehat{A_2}\left(cmt\right)\)

AM = AN (\(\Delta AMN\) cân tại A)

=> \(\Delta AKM=\Delta AKN\left(c.g.c\right)\)

=> \(\widehat{K_1}=\widehat{K_2}\)

mà 2 góc trên ở vị trí kề bù

=> \(\widehat{K_1}=\widehat{K_2}=90^o\)

=> MN \(\perp AH\)

mà \(BC\perp AH\)

=> MN // BC (tính chất)

d) áp dụng định lí Py - ta - go vào \(\Delta AHN\left(\widehat{N}=90^o\right)\) có:

AH2 = AN2 + NH2

=> AH2 + BM2 = AN2 + NH2 + BM2 (1)

áp dụng định lí Py - ta - go vào \(\Delta BHM\left(\widehat{M}=90^o\right)\) có:

BH2 = BM2 + MH2

mà MH = NH

=> BH2 = BM2 + NH2

=> AN2 + BH2 = AN2 + BM2 + NH2 (2)

từ 1 và 2 => AH2 + BM2 = AN2 + BH2 (đpcm)

Bình luận (0)
H24
8 tháng 3 2017 lúc 18:28

A B C H N M 2 1 K 1 2 đây chỉ là hình minh họa thui nên mk vẽ ko chuẩn cho lắm

Bình luận (0)