Ôn tập lịch sử lớp 6

MK

1.Cách đây 3-4 triệu năm, các di chỉ của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?

2. So sánh sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn.

3. Các quốc gia cổ đại phương Tây đã phát minh ra loại chữ nào?

4. Kể tên các công trình kiến trúc nổi tiếng thời cổ đại.

5. Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông có nền công nghiệp phát triển?

6. Xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây có mấy giai cấp?

7. Trình bày nguyên nhân hình thành nhà nước Văn Lang.

8. Nhà nước Văn Lang được hình thành như thế nào?

9. Sau khi nên ngôi, Vua Hùng chia nước Văn Lang thành bao nhiêu bộ?

10. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang, nhận xét.

Giúp mình với mình cần gấp lắm!

TV
16 tháng 12 2018 lúc 11:37

1.Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chưa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 - 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tôi cổ. Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)..., người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập ; nhiều mảnh đá ghè mỏng... ở nhiều chỗ.

2.

*Người tối cổ:
- Thời gian xuất hiện: khoảng 4 triệu năm trước.
- Đặc điểm: đi và đứng = 2 chân, 2 tay có thể cầm nắm, trán thấp bợt ra sau, hộp sọ lớn.
- Biết tạo ra lửa để nướng chín thức ăn
- Dụng cụ lao động: sử dụng công cụ đá ghè đẻo thô sơ (đá cũ). Sống thành bầy đàn chủ yếu nhờ săn bắt, hái lượm, ở trong các hang động, mái đá.
*Người tinh khôn:
- Thời gian" khoảng 4 vạn năm trước đây.
- Đặc điểm: có cấu tạo cơ thể như người ngày nay
- Dụng cụ lao động: ban đầu thì sử dụng đồ đá, về sau biết sử dụng kim loại. Sống chủ yếu nhờ săn bắt, hái lượm, dệt vải, làm gốm, đan lưới đánh cá....Sống thành từng nhóm từng đôi thành thị tộc bộ lạc......v...v..

3. Sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c gồm 26 chữ cái

4.-Kim tự tháp Giza (Ai Cập) ...

-Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc) ..

-Đấu trường La Mã (Italy) ...

5.Vì đất đai ở các quốc gia cổ đại phương Đông màu mỡ( các quốc gia này hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn) tập trung đc số đông dân cư nhưng cũng đồng thời gặp lũ lụt. Vì vậy họ cùng họp lại tạo thành một nhà nước để cùng nhau chống lại thiên tai.

Bình luận (0)
TV
16 tháng 12 2018 lúc 11:45

6.. Xã hội cổ đại phương Tây gồm có 2 tầng lớp là chủ nô và nô lệ.

7.

Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội. Từ thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân hoá xã hội giữa giàu và nghèo. Thời Đông Sơn, mức độ phân hoá xã hội ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, sự phân hoá giàu, nghèo cũng chưa thật sâu sắc.

Cùng với sự phân hoá xã hội thành các tầng lớp giàu, nghèo và sự giải thể các công xã thị tộc, công xã nông thôn (làng, xóm) và các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.

Sự chuyển biến kinh tế - xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động trị thuỷ, thuỷ lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này, yêu cầu chống ngoại xâm cũng được đặt ra. Những điều đó đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.

8.

Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc ; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.

Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.

Đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau.

Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.

Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời.

9.

10.

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Văn Lang :

Nhận xét :Nhà nước Văn Lang còn rất sơ khai nhưng nó đã đặt nền móng cho sự phát triển, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nước ta sau này.


Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NL
Xem chi tiết
HI
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
AC
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
NG
Xem chi tiết
KA
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
IM
Xem chi tiết