Tập làm văn lớp 7

QT

1, Viết đoạn văn cho luận điểm: Biết ơn là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa tới nay.

2, Cho đề văn nghị luận: Chứng minh các tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình ngữ văn 7 đã cho ta hiểu sâu sắc hơn những tình cảm cao đẹp của người Việt Nam ta và xây dựng hệ thống các luận điểm; luận cứ.

ND
11 tháng 2 2017 lúc 18:19

Câu 1:

Bài tham khảo 2:
Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ :
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây” ? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp người tạo nên để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay : “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào ? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người. đối với cha mẹ, cũng có những người con hết lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chính là người tạo ra cuộc sống cho họ ngày hôm nay. Thật đúng với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết ơn những thế hẹ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhăc nhở nhau sống

Bình luận (0)
TP
11 tháng 2 2017 lúc 18:27

Câu 1:

Lòng biết hơn hay “uống nước nhớ nguồn” được hiểu theo nghĩa cả nghĩa đen và nghĩa bóng. “Uống nước” là hành động hằng ngày chúng ta vẫn làm đều đặn, khi chúng ta uống nước, nâng niu trên tay tài nguyên thiên nhiên quý giá thì chúng ta cần phải nhớ rằng nguồn gốc của nó từ đâu mà có, ai đã mang đến cho chúng ta uống. Còn theo hàm ý sâu xa hơn thì uống nước nhớ nguồn là nói lên lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn của mình với tấm lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có nguồn gốc, không ai tự nhiên mà sinh ra. Mỗi ngày chúng ta trưởng thành và khôn lớn, công lao dưỡng dục, sinh thành ấy rất vĩ đại. Cần phải nghĩ về họ, nghĩ về quá khứ và những gì đã qua để thấy được những nhọc nhằn vất cả mà họ đã trải qua để đổi lấy sự yên bình cho chúng ta hôm nay.

Lòng biết ơn mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng giữa người với người. Lòng biết ơn không chỉ là nói suông, cần thể hiện bằng hành động thì nó mới thực sự ý nghĩa.

Ngày nay, lòng biết ơn được biểu hiện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Đâu đâu chúng ta cũng thấy được lòng biết ơn luôn hiển hiện khắp nơi. Là điều mà mỗi người đều có thể nhận thức được là cần làm, cần ghi nhớ.

Câu 2:

1. Giới thiệu khái quát:
Giới thiệu ý kiến của Hoài Thanh gắn với nội dung chính của bài thơ Bếp lửa: bài thơ thể hiện tình bà cháu thiêng liêng, sâu nặng.
2. Giải thích, phân tích, chứng minh:
2.1. Tổng quát:
a. Giải thích nhận định: Nhận định có hai nội dung quan trọng:
- Hoài Thanh khẳng định: văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, tức là khẳng định các tác phẩm văn chương có khả năng khơi dậy những tình cảm, rung cảm đẹp đẽ cho mỗi người khi tiếp cận tác phẩm.
- Ông còn khẳng định: văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có, tức là nhấn mạnh khả năng văn chương bồi đắp tâm hồn, tình cảm của mỗi người thêm sâu sắc, thêm đẹp đẽ, bền vững.
- Nhận định đã khái quát một cách sâu sắc hai vấn đề: Khái quát quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương: đều xuất phát từ tình cảm, cảm xúc của tác giả và bạn đọc; khái quát chức năng giáo dục và thẩm mỹ của văn chương đối với con người.
b. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ Bếp lửa (có thể nêu nội dung chính của bài thơ nếu
chưa nêu ở phần Giới thiệu khái quát)
c. Khẳng định: bài thơ khơi dậy, bồi đắp thêm cho tình cảm gia đình ( tình bà cháu thiêng liêng, sâu nặng), tình yêu thương con người, tình yêu quê hương, đất nước của mỗi người. Bài thơ là minh chứng cho nhận định của Hoài Thanh.
2.2. Phân tích, chứng minh:
a. Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cho mỗi người đọc qua dòng hồi tưởng của cháu về kỷ niệm tuổi thơ bên bà, bên bếp lửa - qua tình cảm bà cháu của nhân vật trữ tình: (phân tích, chứng minh)
- Hồi tưởng của cháu bắt đầu từ hình ảnh bếp lửa và từ hình ảnh bà. (phân tích, chứng minh)
- Nhân vật trữ tình hồi tưởng lại những kỷ niệm: kỷ niệm những năm đói khổ; kỷ niệm tám năm sống bên bà; kỷ niệm những năm giặc dã, chiến tranh. Trong dòng hồi tưởng đó luôn có hình ảnh bà tần tảo, hi sinh, yêu thương cháu, có tình bà ấm áp. (phân tích, chứng minh)
- Hồi tưởng về bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, bếp lửa là biểu tượng cho tình bà ấm áp, biểu tượng cho ý chí, nghị lực, niềm tin của bà. (phân tích, chứng minh)
b. Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cho mỗi người đọc qua những suy ngẫm, tâm nguyện của cháu ở hiện tại về bà, về tình bà và về bếp lửa - qua tình cảm bà cháu của nhân vật trữ tình: (phân tích, chứng minh)
- Cháu khôn lớn, trưởng thành thấm thía: cuộc đời bà vất vả, gian khổ; con người bà tần tảo, chịu thương chịu khó; công lao của bà mênh mông, sâu nặng. (phân tích, chứng minh)
- Cháu tâm nguyện: luôn yêu mến, nhớ bà, biết ơn bà. (phân tích, chứng minh).
- Trong suy ngẫm, tâm nguyện của cháu cũng vẫn hiện lên hình ảnh bếp lửa bình dị mà thiêng liêng: bếp lửa là biểu tượng cho tình bà cháu, biểu tượng của gia đình, quê hương.
c. Khẳng định sự tác động của bài thơ đến tình cảm mỗi người đọc, sự đồng cảm của người đọc với bài thơ.
- Với hình tượng bếp lửa và hình tượng người bà, bài thơ Bếp lửa đã khơi dậy trong lòng mỗi người đọc tình cảm bà cháu đẹp đẽ, tình cảm gia đình thiêng liêng. Tình cảm của nhân vật trữ tình, của tác giả đã làm sâu sắc, đẹp đẽ, bền vững thêm tình cảm gia đình trong mỗi người đọc. Điều đó chứng minh nhận định của Hoài Thanh là đúng đắn.
- Bài thơ nhận được sự đồng càm của bạn đọc, bạn đọc tìm được sự đồng điệu tâm hồn với tác giả. Bài thơ là một minh chứng cho quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương, minh chứng cho vai trò quan trọng và chức năng của văn chương, đặc biệt là chức năng giáo dục và thẩm mỹ.
2.3. Đánh giá, mở rộng:
a. Đánh giá:
- Bài thơ Bếp lửa với hình tượng thơ độc đáo, ngôn từ biểu cảm, bình dị mà sâu sắc, sử dụng hồi tưởng và hiện tại trong mạch cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc đã thể hiện xúc động tình bà cháu thiêng liêng, ấm áp, tình cảm yêu gia đình, quê hương, đất nước trong sáng, đẹp đẽ.
- Bài thơ đã làm sáng tỏ những quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương; minh chứng cho những tác dụng to lớn của văn chương: văn chương làm đẹp thêm tình người, hướng con người đến chân, thiện, mỹ.
b. Mở rộng: Liên hệ đến các tác phẩm ngợi ca tình cảm gia đình: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)...; liên hệ nhận thức và hành động của bản thân.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
PH
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
QH
Xem chi tiết
YL
Xem chi tiết
PQ
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
KB
Xem chi tiết