Bài 13. Môi trường đới ôn hòa

PT

1. Vị trí đới ôn hòa có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu đới ôn hòa?

2. Trình bày sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa.

3. Nêu những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đo thị phát triển quá nhanh và hướng giải quyết.

4. Vì sao khí hậu hoang mạc khô hạn, khắc nghiệt ?

5. Thực vật ở hoang mạc có đặc điểm gì để thích nghi với khí hậu khô hạn, khắc nghiệt ?

6. Nêu đặc điểm khí hậu đới lạnh.

7. Trình bày vị trí địa lý của châu Phi? Vị trí địa lý đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu châu Phi?

8. Nêu dặc điểm khí hậu châu Phi? Giải thích vì sao hoang mạc chiếm diện tíchlớn ở Bắc Phi?

H24
12 tháng 12 2017 lúc 20:45

1.

Nhiệt độ trung bình 10 độ C, lượng mưa trung bình 500mm-1000mm + Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh. + Thời tiết có nhiều biến động thất thường do: nằm giữa hải dương và lục địa, giữa đới nóng và đới lạnh. 2.

Sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa thể hiện ở 4 mùa rõ rệt trong năm.

Sự phân hóa theo không gian của môi trường thể hiện: Sự thay đổi cảnh quan thảm thực vật, khí hậu…từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam ( từ rừng lá rộng sang rừng hỗn giao, thao nguyên đến rừng bụi gai) từ khí hậu ôn đới hải dương sang ôn đới lục địa hay khí hậu địa trung hải.

3.

- Những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh:

Ô nhiễm môi trường ( ô nhiễm không khí, nguồn nước, khói bụi, ùn tắc giao thông…) Ô nhễm xã hội ( thất nghiệp, các tệ nạn xã hội, thiếu nơi ở, việc làm, thiếu công trình công cộng…) Cuộc sống của dân nghèo thành thị ngày càng khó khăn.

- iện pháp để giải quyết:

Quy hoạch lại đô thị theo hướng phi tập trung, xây dựng nhiều thành phố vệ tinh, chuyển dịch công nghiệp và dịch vụ đến các vùng mới và đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn. 4.vì nằm ở nơi có áp cao thống trị 5.

Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt và khô hạn, động thực vật đã tự hạn chế sự mất hơi nước trong cơ thể như đối với thực vật thì biến thành gai, thân cây bọc sáp…đối với động vật thì chui vào hang, vùi mình xuống cát, kiếm ăn ban đêm.

Ngoài ra, còn tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. Đối với thực vật thì thân cây hình chai, rễ dài…động vật thì chịu đói, chịu khát giỏi, uống nhiều nước, chạy nhanh, đi xa để tìm nước…

6.Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C.
Mùa hạ thật sự chỉ dài 2 - 3 tháng. Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi đến 6 tháng liền. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10°c.
Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ờ dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt kh
mùa hạ đến.
ở vùng Bắc Cực, mặt biển đóng một lớp băng dày đến l0m. Vào mùa hạ. biển băng vỡ ra, hình thành các tảng băng trôi ở châu Nam Cực và đảo Grơn-len, băng tuyết đóng thành khiên băng dày hơn 1500m. Đến mùa hạ, rìa các khiên băng trôi trượt xuống biển, vỡ ra thành những núi băng khổng lồ. Nhiều núi băng trôi theo các dòng biển về phía xích đạo hàng năm trời vẫn chưa tan hết.

7.+ Vị trí địa lí : Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương, Băc Băng Dương và Ấn Độ Dương.

- Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu:
+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.

8.- Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu:
+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.

Hoang mạc chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi vì

-Bắc Phi chịu nhiều ảnh hưởng về mặt vị trí, vĩ độ

-Do con người khai thác rừng bừa bãi

-Do ảnh hưởng của khí hậu

-Do ảnh hưởng của lượng mưa quá ít, cộng thêm sự bốc hơi cao.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
BH
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
L7
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết