Chương III- Điện học

PD

1, vật bị nhiễm điện ( mang điện tích ) có những khả năng gì ? Lấy ví dụ minh họa .

2, Có mấy loại điện tích ? Các điện tích cùng loại có tính chất gì ? Các điện tích khác loại có tính chất gì ?

3, Dòng điện là gì , dòng điện có chiều được quý ước như thế nào ? Trình bày đặc điểm chung của nguồn điện ? Nguồn điện có tác dụng gì ? Kể tên một số nguồn điện mà em biết .

4, Chất dẫn điện là gì ? Chất cách điện là gì ? Lấy ví dụ minh họa .

5, Số ghì hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện cho biết điều gì? Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện tăng ( hay giảm ) thì cường độ dòng điện chạy qua dụng cụ điện như thế nào?

6, Viết công thức tính cường độ dòng điện trong mạch nối tiếp và song song .

7, Viết công thức tính hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và song song.

WA
17 tháng 4 2018 lúc 12:50

1)- Có thể làm vật bị nghiễm điện bằng cách cọ xát

- Vật bị nghiễm điện( vật mang điện tích có khả năng hút các vật khác)

-VD: Khi cọ xát bút vào 1 thanh sắt, rồi sau đó đưa gần lại những mảnh giấy thì thấy bút hút mảnh giấy

2)- Có hai loại điện tichd

- Điện tích cùng loại thì chúng đẩy nhau

- Điện tích khác loại thì chúng hút nhau

3)- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng

- Chiều dòng điện từ cực dương qua dây dẫn tới các thiết bị điện, đến cực âm của nguồn

- Nguồn điện giúp các thiết bị điện hoạt động

-Nguồn điện có 5 tác dụng: + tác dụng từ

+ tác dụng hóa học

+ tác dụng sinh lí

+ tác dụng nhiệt

+ tác dụng phát sáng

- Một số nguồn điện như acquy; pin;...................

4) - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua: nhôm, sắt , chì, .....

- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua: gỗ khô, nhựa,................

5) - Cho biết hiệu điện thế định mức của dụng cụ bằng điện

-Đối với một bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn.
6) - Cường độ song song: \(I=I_1+I_2+I_3\)

- Cường độ nối tiếp: \(I=I_1=I_2=I_3\)

7) - Hiệu điện thế mắc nối tiếp: \(U=U_1+U_2+U_3\)

- Hiệu điện thế mắc song song : \(U=U_1=U_2=U_3\)

Bình luận (0)
NT
17 tháng 4 2018 lúc 13:03

1.

- Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác, có khả năng tạo ra tia lửa điện.

- VD: thước nhựa đã nhiễm điện có khả năng hút các vật khác; 2 quả cầu sắt đã nhiễm điện có thể tạo ra tia lửa điện...

2.

- Có 2 loại điện tích : điện tích âm và điện tích dương.

- Các vật có điện tích cùng loại sẽ đẩy nhau, các vật có điện tích khác loại sẽ hút nhau.

3.

- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

- Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

- Đặc điểm chung: mỗi nguồn điện đều có 2 cực: cực âm và cực dương.

- Tác dụng: cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động

- VD: pin, acquy, ổ cắm điện, máy phát điện,...

4.

- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua: sắt, đồng, vàng, than chì, dung dịch muối, dung dịch acid,...

- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua: không khí, vải, thủy tinh, gỗ,...

5.

- Số ghi hiệu điện thế giữa 2 đầu dụng cụ điện cho biết giá trị hiệu điện thế giữa 2 đầu dụng cụ điện khi chưa mắc vào mạch.

- Hiệu điện thế giữa 2 đầu dụng cụ điện tăng (hay giảm) thì cường độ dòng điện chạy qua dụng cụ điện càng mạnh (hay yếu).

- Câu 6, câu 7 bạn tìm hiểu nha ( sorry )

Mình chỉ giúp bạn được đến đây thôi. Tick nha, chúc bạn học tốt !!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PM
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
DQ
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
SM
Xem chi tiết
VL
Xem chi tiết
NG
Xem chi tiết
MA
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết