Văn bản ngữ văn 7

VA

1: Tìm những câu thơ, câu văn cho thấy sự giản dị của Bác Hồ

2"Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật,muôn loài". Bằng các tác phẩm đã học em hãy chung minh dieu đo

DA
14 tháng 3 2017 lúc 22:32

2.

Xưa nay từng có nhiều ý kiến về nguồn gốc văn chương.Có người cho rằng, văn chương bắt nguồn từ lao động, có người lại cho văn chương xuất phát từ nhu cầu tự biểu hiện của con người; ý kiến khác lại cho rằng văn chương xuất phát từ nhu cầu giao tiếp của con người với người khác và xã hội... Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là từ lòng thương người, rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Nói nguồn gốc cốt yếu tức là nguồn gốc chính, quan trọng nhất, nhưng không phải là tất cả. Hầu hết các ý kiến xưa nay đều cho rằng văn chương bắt nguồn từ lòng người, từ những rung động trong tâm hồn con người trước ngoại giới và về chính mình.

Ý nghĩa văn chương là “hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống”. Nguồn gốc của văn chương “cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”. Hoài Thanh đã có 1 cách nói riêng, chỉ ra 2 chức năng của văn chương là nhận thức và giáo dục. Văn học phản ánh hiện thực, nâng cao nhận thức hiện thực, giúp người đọc “hình dung sự sống muôn hình vạn trạng”; văn học còn “sáng tạo ra sự sống”, đó là điều kỳ diệu cảu thơ văn. Ví dụ ta đọc những bài thơ như “Khoảng trời, hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ, hay “Bài thơ về tiểu đội xe ko kính” của Phạm Tiến Duật........ Ta hình dung được, tái hiện được Ccuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta trả qua muôn vàn khó khăn ác liệt, tuổi trẻ Việt Nam rất anh hùng:

Ko có kính, ko phải vì xe ko có kính
Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng....”
(Phạm Tiến Duật)​

Nguồn gốc của văn chương là “tình cảm, là lòng vị tha” ; thơ văn đích thực có “mãnh lực lạ lùng” có thể làm cho đọc giả vui, buồn, mừng, giận...... Đó chính là tính giáo dục của văn chương. Văn chương có tính nhân bản đã góp phần nhân đạo hoá con người. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồ gôc, về công dụng của văn chương rất tiến bộ, rất đúng đắn. Ta yêu kính mẹ cha hơn, hiếu thảo hơpn khi đọc bài ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn​

Ta thầm nhớ công ơn người trồng cây, gieo hạt, nhờ họ, ta được nếm hương đời, vị đời:

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm 1 hạt, đắng cay muôn phần​. Như thế,Hoài Thanh đã giúp chúng ta hiểu thêm về nguồn gốc quan trọng của văn chương. Văn chương nâng cao nhận thức, làm phong phu tâm hồn con người. Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sông trên trái đất này.
Bình luận (1)
DA
14 tháng 3 2017 lúc 22:24

1.

- Sống quen thanh đạm nhẹ người

Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung.

(tg: Hồ Chí Minh)

-

Làng Sen quê Bác đây rồi

Hàng phi lao đứng giữa trời reo vui

Sông Lam nước chảy xanh trời

Bên hàng dâm bụt bồi hồi tiếng chim

Ngôi nhà lá dựng trang nghiêm

Đơn sơ phên liếp thân quen thuở nào

Ngát đưa hương bưởi ngọt ngào

Vườn cam phơi ánh nắng đào gió bay.

(Theo chân Bác_Tố Hữu)

-

Ba gian nhà trống, nồm đưa võng

Một chiếc giường tre, chiếu mỏng manh.

(Theo chân Bác_Tố Hữu)

-

Giường lãnh tụ là hai hàng đá ghép

Manh áo chàm, Bác mặc quá đơn sơ.

(Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi-Chế Lan Viên)

-

Hành trang Bác chẳng có gì

Một đôi dép mỏng đã lì chông gai

Cho con núi rộng sông dài

Cho con lưỡi kiếm đã mài nghìn năm.

(Gửi lòng con đến cùng cha-Bằng Việt)

-

Đôi dép lốp như cùng ta kể rõ

Người quên Người dành hết thảy cho ta

(Chúng cháu canh giấc ngủ, Bác Hồ ơi…-Hải Như)

-

Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị

Màu quê hương bền bỉ đậm đà

Ta bên Người, Người toả sáng trong ta

Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.

(Sáng tháng năm-Tố Hữu)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PA
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
PQ
Xem chi tiết