Văn bản ngữ văn 7

TD

  1 .                     Thương thay thân phận con tằm ,

                    Kiến ăn đuộc mấy phải nằm nhả tơ .

                            Thương thay lũ kiến li ti ,

                     Kiếm ăn được mấy phỉa đi tìm mồi .

                            Thương thay hoạc lánh đường mây ,

                    Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi . 

                            Thương thay con cuốc giữa trời ,

                    Dầu kêu ra máu có người nào nghe .

 2 .                         Thân em như tría bần trôi,

                         Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu .

3 .                                  Cái lò lặn lội bờ ao , 

                               Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng ?

                                       Chú tôi hau tửu hay tăm

                                Hay nước chè đặc , hay nằm ngủ trưa .

                                       Ngày thì ước những ngày mưa , 

                                Đêm thì ước những đêm thừa trống canh . 

4.                                      Số cô chẳng giàu thì nghèo 

                                Ngày ba mươitết thịt treo trong nhà . 

                                          Số cô có mẹ có cha

                               Mẹ cô đàn bà , cha cô đàn ông .

                                          Số cô có vợ có chồng,

                                Sinh con đầu lòng chẳng giá thì trai .

         Bài 1 và 2 

          a, Hai bài ca dao này là lời của ai ? Dựa vào đâu em biết điều đó ?

           b, Nội dung hai bài này thể hiện điều gì  ? Vì sao có thể khẳng định như vậy ? 

           c , Để thể hiện những nội dung ấy , ở mỗi bài , tác giả đã sử dụng những hình ảnh biện pháp nghệ thuật nào ? Tác dụng của chúng . 

          d , Ở bài 1 , tại sao tác giả ko bộc bạch trực tiếp nỗi niềm thương thân mà phải gửi nhắm kín đáo qua các hình tượng con vật ?

          e, Từ hai bài ca dao trên , em hiểu thêm gì về cuộc sống của người dân lao động nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội xưa ?

       Bài 3 và 4 

         a Đây là hai bài ca dao nói về chủ đề châm biếm . Theo em hai bài này châm biếm những đối tượng nào ? 

        b Nội dung châm biếm trong mỗi bài là gì ?

        c, Để tạo nên tiếng cười câm biếm , tác giã dân gian đã lựa chọn cách nới như thế nào ?

                             Mọng các bạn giúp mình nha chiều mình học rồi ạ 

 

TP
14 tháng 9 2016 lúc 15:51

Bài 1:

a)-Bài ca dao 1 và 2 đó là lời của tác giả dân gian(con người trong xã hội phong kiến).Dựa vào nỗi thống khổ, thân phận của người nông dân trong xã hội cũ.

b)Nội dung của 2 bài ca dao

Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia có khác gì trái bần nhỏ bé liên tiếp bị gió dập sóng dồi. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, không có quyền tự mình quyết định cuộc đời. Xã hội phong kiến luôn muôn nhấn chìm họ, phủ nhận vai trò của họ.Tóm lại, cả ba bài ca dao trên đều xoay quanh nội dung than thân trách phận. Cuộc đời của người nông dân nghèo khổ xưa là một bể khổ mênh mông không bờ không bến. Hiện thực thì tăm tối, tương lai thì mù mịt, họ chẳng biết đi về đâu. Điều đó chỉ châm dứt từ khi có ánh sáng Cách mạng của Đảng soi đường dẫn lối, giải phóng nông dân ra khỏi xiềng xích áp bức của giai cấp phong kiến thông trị kéo dài bao thế kỉ.c)*Ca dao 1:

–  Bài ca dao có hình ảnh sau: con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc. Những hình ảnh này được khắc họa qua hành động hàng ngày của chúng (tằm – nhả tơ; kiến – tha mồi, chim hạc – bay, quốc kêu…). Những hình ảnh con vật này đều có chung những đặc điểm là nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn.

–  Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lại cấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàng ngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về những người dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn của người lao động nghèo trong xã hội cũ.

*Ca dao 2: trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi Trái bần trôi theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong dòng  đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mờ mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ. Ta hãy thử hình dung vào một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm, chợt nghe thấy tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ… Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?Cầu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề.

d)Để nói lên nỗi khổ thân phận của người nông dân trong xã hội phong kiến

e)*Cuộc sông của người lao động năm xưa:đói khổ mệt nhọc bị tra tấn bọc lột dã man

*Cuộc sông của người phụ nữ:vẻ đẹp của người phụ nữ như một hằng số, bất biến ngàn đời. Đó là sự nhẫn nại, cam chịu, là sự thuỷ chung son sắt. Dù bao khổ đau, bất hạnh vẫn không thể vùi lấp được những vẻ đẹp đó. Nó như những viên ngọc thô mà thời gian, những bất hạnh khổ đau là chất xúc tác mài giũa, càng ngày càng toả sáng lấp lánh.

Bài 3 và 4:

a)Những câu hát châm biếm là sự biểu hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian. Nó thường sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, các biện pháp nói ngược, phóng đại để lập ý nhằm phơi bày và phê phán những thói hư tật xấu như tham ăn, lười làm, hay ngủ, mải chơi… trong dân gian. Bài ca dao này là một bài ca phê phán người lười. Nó có cách đặt vấn để rất hay và độc đáo:

b)Nội dung:Người xưa châm biếm ngay trong cách gọi anh chàng cai lệ là cậu cai, mới nghe qua tưởng trầm trọng nhưng thực ra đó là thái độ mỉa mai, phê phán thói háo danh đến mức lố lăng, kệch cỡm của những kẻ có tí chức quyền, dù là bé cỏn con, không đáng kể.

c)những câu hát châm biếm dân gian là những nụ cười dí dỏm. Nó không nhằm vùi dập đối tượng nhưng nó làm cho đối tượng phải xấu hổ mà tự thay đổi bản chất đi. Chính vì thế mà những câu hát châm biếm dân gian đã góp phần làm trong sạch xã hội con người.

 

  

 

 

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
KS
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
DY
Xem chi tiết
KB
Xem chi tiết
CU
Xem chi tiết