Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX

NN

1, Theo em, Quang Trung có những công lao gì với đất nước?

2, Trình bày sự phát triển phong phú và đa dạng của các loại hình nghệ thuật dân gian từ thế kỉ XVII-XVIII.

3, Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

4, Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc.

5, Giải thích các chính sách của Quang Trung qua chiếu lệnh "chiếu khuyến nông", "chiếu lập học".

6, Nêu hậu quả của các cuộc chiến tranh phong kiến từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.

BH
25 tháng 3 2018 lúc 16:56

1, Theo em, Quang Trung có những công lao gì với đất nước?

Công lao của vua Quang Trung:
-Lật đổ chính quyền thối nát Nguyễn ,Trịnh ,Lê
- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước
- Đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia
-Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập dân tóc & toàn vẹn lãnh thổ
- Có những chính sách giúp phục hồi và phát triển kinh tế , quốc phòng ngoại giao .

2, Trình bày sự phát triển phong phú và đa dạng của các loại hình nghệ thuật dân gian từ thế kỉ XVII-XVIII.

Điểm nổi bật ở các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. Nhiều khách nước ngoài đến nước ta thế kỉ XVII còn được xem biểu diễn múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật. Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn (chèo thuyền, đấu vật, chọi gà, đi cày, tắm ao, đánh cờ...), nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát.
Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng và phong phú. Khắp nông thôn, đâu đâu cũng có gánh hát. Nội dung các vở chèo, tuồng, hát ả đào... thường phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình thương yêu con người.
Khách nước ngoài đã ghi lại bằng những kí hoạ cảnh biểu diễn múa trên dây, đánh đu, luyện võ... ở nước ta thời bấy giờ.

3, Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

* Nguyên nhân thắng lợi :
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân
- Được sự ủng hộ của nhân dân;
- Tài chỉ huy của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân, với chiến thuật tài tình , nắm vững thời cơ phản công quyết liệt , hành quân thần tốc , tiến quân mãnh liệt , chiến đấu cơ động.
* Công lao của Tây Sơn là lật đổ chính quyền phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn; thống nhất đất nước , đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh.
* Ý nghĩa của phong trào Tây Sơn:
Thống nhất đất nước .Giữ vững độc lập tổ quốc. Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

4, Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc

Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc :
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt .

5, Giải thích các chính sách của Quang Trung qua chiếu lệnh "chiếu khuyến nông", "chiếu lập học".

Chiếu khuyến nông: khuyến khích sản xuất nông nghiệp giải quyết tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang và nạn lưu vong.

- Chiếp lập học: khuyến khích việc học tập, tuyển chọn nhân tài.

6, Nêu hậu quả của các cuộc chiến tranh phong kiến từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.

Hậu quả:

Gây trở ngại cho giao lưu kinh tế ,văn hoá làm suy giảm tiềm lực đất nước đời sống nhân dân rất khổ cực.Đất nước bị chia cắt lâu dài.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NS
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
DV
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết