1. Khái niệm giai cấp dùng để chỉ những tập đoàn người hết sức đông đảo trong một xã hội, những tập đoàn này phân biệt với nhau bởi địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử.
Khái niệm tầng lớp xã hội thường được sử dụng để chỉ sự phân tầng, phân lớp, phân nhóm giữa những con người trong cùng một giai cấp theo địa vị và sự khác biệt cụ thể của họ trong giai cấp đó như: tầng lớp công nhân làm thuê lao động giản đơn, lao động phức tạp, lao động chuyên gia, V.V.. Khái niệm này cũng còn được dùng để chỉ những nhóm người ngoài kết cấu các giai cấp trong một xã hội nhất định như: tầng lớp công chức, trí thức, tiểu nông, v.v. những tầng lớp này đều có những mối quan hệ nhất định với giai cấp này hay giai cấp khác trong xã hội.
1+2)
- Khái niệm giai cấp
+ Khái niệm giai cấp dùng để chỉ những tập đoàn người hết sức đông đảo trong một xã hội, những tập đoàn này phân biệt với nhau bởi địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử.
Cụ thể, xét trên ba phương diện của hệ thống quan hệ sản xuất, họ có sự khác nhau về:
(1) Quyền sở hữu đối với những tư liệu sản xuất (thường được quy định và thừa nhận bởi pháp luật; thường là vối những tư liệu sản xuất chủ yếu);
(2) Địa vị trong hệ thống tổ chức lao động xã hội (làm chủ hay phụ thuộc);
(3) Do đó, họ có sự khác nhau về cách thức và quy mô hưởng thụ kết quả của quá trình sản xuất xã hội (bằng cách nào? nhiều hay ít?).
+ Cơ sở khách quan của sự phân hoá giai cấp trong xã hội và thực chất của nó:
Theo quan niệm trên đây về giai cấp có thể thấy: cơ sở khách quan của sự phân hóa những con người trong một cộng đồng xã hội thành các giai cấp khác nhau, đối lập nhau là do có sự khác nhau và đối lập nhau về địa vị của họ trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định, do đó tất yếu dẫn tới việc “tập đoàn này có thể chiếm đoạt được lao động của tập đoàn khác”. Vậy, thực chất của sự phân hóa giai cấp trong xã hội chính là sự phân hóa những con ngưòi trong một cộng đồng xã hội thành những kẻ bóc lột và những người bị bóc lột. Vậy chừng nào và khi nào trong xã hội còn có sự phân biệt ấy thì chừng đó, khi đó tất yếu sẽ xuất hiện giai cấp.
+ Ví dụ, thực tiễn lịch sử trên hai nghìn năm qua ở các nước phương Tây đã từng diễn ra sự phân hoá giai cấp hết sức điển hình, đó là các giai cấp: chủ nô và nô lệ thời cổ đại, chúa đất và nông nô thời trung cổ, tư sản và vô sản từ thời cận đại đến nay.
- Khái niệm “tầng lớp xã hội"
Khái niệm tầng lớp xã hội thường được sử dụng để chỉ sự phân tầng, phân lớp, phân nhóm giữa những con người trong cùng một giai cấp theo địa vị và sự khác biệt cụ thể của họ trong giai cấp đó như: tầng lớp công nhân làm thuê lao động giản đơn, lao động phức tạp, lao động chuyên gia, V.V.. Khái niệm này cũng còn được dùng để chỉ những nhóm người ngoài kết cấu các giai cấp trong một xã hội nhất định như: tầng lớp công chức, trí thức, tiểu nông, v.v. những tầng lớp này đều có những mối quan hệ nhất định với giai cấp này hay giai cấp khác trong xã hội.