Chương I- Cơ học

TP

1) Tại sao đổ đầy nước nóng vào cốc bằng thủy tinh chịu lửa thì cốc không bị vỡ, còn đổ nước nóng vào cố thủy tinh thường thì cốc dễ bị vỡ ?

2) An định đổ đầy nước vào 1 chai thủy tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn làm nước đá của tủ lạnh. Bình ngăn không cho An làm, vì nguy hiểm. Hãy giải thích tại sao ?

3) Tại sao ở các bình chia độ thường có ghi 20 độ C

4) Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?

5) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?

6) Trọng 1 ống thỷ tinh nhỏ đặt nằm ngang đã đựoc hàn kín 2 đầu và hút hết không khí, có 1 giọt thủy ngân nằm chính giữa. Nếu đốt nóng 1 đầu ông thì giọt thủy ngân có di chuyển không ? Tại sao ?

7) Đồng và thép nở vì nhiệt khác nhau hay như nhau ?

8) Khi bị hơ nóng, băng kép luôn cong về phía thanh đồng hay thanh thép ? Tại sao?

9) Hãy kể tên 1 số loại nhiệt kế mf em biết ? Những nhiệt kế đó thường dùng để làm gì

H24
4 tháng 5 2017 lúc 21:44

1.Vì cốc thuỷ tinh chịu lửa độ giãn nở của nó ít hơn so với cốc thuỷ tinh thường vì vậy vỏ trong và vỏ ngoài nở đồng đều còn cốc thuỷ tinh thưởng thì m ặt trong của nó tiếp xúc với ngước nóng trước nên nở ra vỏ ngoài thì tiếp xúc sau nở ra sauvì vậy nó nở ko đồng đều sinh ra lực lớn dẽ làm vỡ cốc

2.Nước là một trong số 2 hợp chất hiếm hoi trong thế giới này có đặc tính: "Khi đông đặc (ở 0 độ C) thì TĂNG THỂ TÍCH so với dạng lỏng", Thể tích của H2O nhỏ nhất (nghĩa là tỉ trọng lớn nhất) khi ở 4 độ C.
Như vậy trả lời chính xác câu hỏi trên là: "Chai bị NỨT do: Thể tích nước tăng, đồng thời thể tích thủy tinh giảm".

3.Đấy là thể tích khi đo được là chính xác ở 20 độ C
khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng cũng thay đổi
người ta quy chuẩn ở 20 độ C. ở 20 độ C khi đo bằng bình chia độ thì chính xác nhất
vd: đo bằng bình chia độ ở 20 độ được 100 ml
nếu nhiệt độ khi đo là 30 độ mà đo được kết quả như trên thì lượng chất lỏng không phải là 100 ml mà nhỏ hơn 100ml. tuy nhiên sai số này không đáng kể

4. Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì để đề phòng trường hợp khi trời nắng nóng , nước ngọt trong chai nở ra và có thể làm thể tích của nước tăng. Khi đóng chai nếu cho nước ngọt thật đầy thì khi nước ngọt nở vì nhiệt làm bật nút chai.

5.Với cùng một lượng khí xác định, khi nóng lên thì khí nở ra, còn lạnh đi thì khí co vào nên thể tích của khối khí nóng lớn hơn thể tích của khối khí lạnh, nên khối lượng riêng (tỉ số m/V) của khí nóng nhỏ hơn khối lượng riêng của khí lạnh. Nên không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.

6.Chỉ cần biết nhiệt có truyền trong môi trường chân không không là được, theo mình là không vì trong nhiệt kế thì cũng là môi trường chân không mà nhiệt vẫn đo chính xác được nên trong nhiệt kế chỉ có 1 nhiệt độ nhất định hoặc không có nên là hạt thuỷ ngân sẽ không dịch chuyển.
7.Đồng và thép nở vì nhiệt khác nhau. Đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thép.

8.Khi hơ nóng, bằng kép công về phía thanh thép. Vì đồng giản nở nhiều hơn thép nên khi hơ nóng đồng dài hơn thép nhưng thanh thép và đồng gắn chặt nhau nên khi đồng dài ra, thép dãn nở ít hơn ẽ bị thanh thép tạo ra 1lực kéo lại làm cong về phía thép.

9.

-Nhiệt kế y tế: đo nhiệt độ cơ thể người
-Nhiệt kế thủy ngân:đo nhiệt độ trog các thí nghiệm
- Nhiệt kế rượu:đo nhiệt độ khí quyển

Bình luận (1)
HM
21 tháng 4 2017 lúc 21:03

2) vì chai có thể bị vỡ, do nc khi đông đặc lại thành nc đá, thì thể tích tăng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NG
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NG
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết