1. Sau khi thu hoạch, bộ phận nào sẽ biến thành quả, bộ phận nào sẽ biến thành hạt
2. Phân biệt quả khô và quả thịt. Lấy 3 ví dụ quả khô, 3 ví dụ quả thịt
3. Phân biệt quả mọng và quả hạch
4. Ở hạt đậu xanh, chất dinh dưỡng trữ chứa ở đâu
5. Ở hạt ngô, chất dinh dưỡng dự trữ nằm ở đâu
6. Cây bèo tây có đặc điểm gì để thích nghi với lối sống trôi nổi trên mặt nước
7. Các cây sống ở vùng sa mạc khô hạn thường có đạc điểm gì
8. Nêu đặc điểm, cơ quan sinh dưỡng và sự phát triển của cây rêu
9. Nêu đặc điểm, cơ quan sinh dưỡng và sự phát triển của cây dương xỉ
10. Đặc điểm của quả và hạt phát tán nhờ động vật và nhờ gió
Mọi người ưi. Giúp em với
Câu 1 :
Qủa do bầu nhụy chứa noãn được thụ tinh;
Hạt do noãn đã được thụ tinh tạo thành
Câu 2 :
Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả để phân biệt quả khô (khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng) và quả thịt (khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quá).
Quả khô: khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng Quả khô nẻ khi chín vỏ khô và tự tách vỏ cho hạt rơi ra ngoài Quả khô không nẻ khi chín vỏ quả không tự tách raQuả thịt: khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả
Quả mọng gồm toàn thịt Qủa hạch có hạch cứng bao bọc lấy hạtVD: quả khô : quả lúa (hạt lúa), quả thầu dầu, quả cải, quả đậu Hà Lan,,..
VD quả thịt :quả cà chua, quả xoài, quả táo ta, quả mận, quả chanh, quả chuối,...
Câu 3 :
Quả mọng khác với quả hạch ở chỗ: quả mọng có phần thịt quả rất dày và mọng nước (quả chanh, quả hồng, quả đu đủ...). Ở quả hạch, ngoài phần thịt quả, còn có hạch rất cứng chứa hạt bên trong (quả nhót, quả mơ, quả táo...).
Câu 4 : Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây đậu xanh nằm trong 2 lá mầm Câu 5 : Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt ngô nằm trong phôi nhũ Câu 6 : - Cuống lá bèo tây ngắn, phình to chứa nhiều khí giúp cho cây nổi thích nghi với đời sống trôi nổi của cây.- Lá nằm trên mặt nước có hình bản rộng giúp tăng diện tích hấp thụ ánh sáng, lá trong nước có hình dài (do lá cuộn lại) để giảm tiếp xúc với nước, tránh bị nước xô đẩy làm dập nát lá. Câu 7 :
- Các cây mọc trên sa mạc có thân mọng nước để dự trữ nước hoặc rễ ăn sâu, lan rộng để tìm kiếm nguồn nước, lá các cây này biến thành gai để hạn chế thoát hơi nước.
Câu 8 :
Đặc điểm cơ quan sinh sản của cây rêu
‐Có thân là lá thật nhưng đơn giản : rất bé nhỏ , thân không phân nhánh , lá mỏng ; chưa có mạch dẫn ‐
Chưa có rễ thật . Có rễ giả : gồm những sợ nhỏ làm nhiệm vụ hút. a. .
Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng của cây rêu: có túi bào tử chứa các bào tử nằm ở ngọn của cây rêu cái do sự thụ tinh tạo thành
‐ Túi bào tử chín ‐> mở nắp , bào tử rơi ra ngoài ‐Bào tử nảy mầm thành cây non .
* Sinh sản hữu tính nhưng chưa có hoa
Câu 9 :
Cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ :
- Thân rễ
- Lá đa dạng, lá non thường cuộn tròn ở đầu như vòi voi.
- Có mạch dẫn
Cơ quan sinh sản:
- Sinh sản bằng bào tử.
- Túi bào tử họp thành ổ túi nằm ỏ mặt dưới lá.
- Bào tử được hình thành trước khi thụ tinh.
- Bào tử phát triển thành nguyên tán.
Câu 10 :
Quả và hạt phát tán nhờ động vật có các đặc điểm là quả ăn được: động vật ăn thịt quả, còn hạt thường có vỏ cứng, bền không bị tiêu hóa, nên được gieo rắc khắp nơi cùng với phân của động vật (quả ổi, quả sim, quả cà chua, quả ớt...). Hoặc quả có gai, móc. lông cứng bám vào lông động vật, được động vật mang đi khắp nơi (quả ké, quả cỏ xước, quả cây xấu hổ...).
Những quả và hạt phát tán nhờ gió thường có các đặc điểm: quả, hạt có cánh được gió chuyển đi xa gốc cây mẹ (quả chò, quả cơi, hạt núc nác, hạt củ mài,..). Hoặc quả, hạt có lông được gió đem đi xa (quả cỏ lào. quả rau tàu bay, hạt thừng mức...).