Câu này hỏi có mấy vùng kinh tế chứ đâu hỏi có mấy vùng kinh tế trọng điểm. Tại sao các bạn đểu trả lời là 3 vùng vậy???
Nước ta có 7 vùng kinh tế nhé!
1.* Nước ta có 3 vùng kinh tế trọng điểm:
* Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Diện tích 15,3 nghìn km2, dân số 13,7 triệu người. - Gồm 7 tỉnh thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. - Thế mạnh và hạn chế: + Có vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu phát triển. + Có Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước. + Có cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là GTVT. + Có lao động đông, chất lượng tốt, tuy nhiên thất nghiệp cao. + Có các ngành kinh tế sớm phát triển, cơ cấu đa dạng. - Cơ cấu GDP nông-lâm-ngư nghiệp: 12,6%, Công nghiệp xây dựng: 42,2%, dịch vụ: 45,2%. - Hướng phát triển: + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. + Phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, chú trọng thương mại, dịch vụ. + Giải quyết vấn đề việc làm, thất nghiệp. + Chú ý vấn đề môi trường. * Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Diện tích: 28000km2, dân số 6,3 triệu người. - Gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. - Thế mạnh và hạn chế: + Có vị trí chuyển tiếp từ Bắc – Nam, là cửa ngõ thông ra biển của Tây Nguyên, Lào. + Có Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông của miền Trung và cả nước. + Có thể mạnh tổng hợp về khai thác tài nguyên biển, rừng, khoáng sản. + Khó khăn về lao động, cơ sở vật chất hạ tầng và GTVT. - Cơ cấu GDP: nông-lâm-ngư: 25%, công nghiệp-xây dựng: 36,6%, dịch vụ; 38,4%. - Hướng phát triển: + Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển tổng hợp biển, rừng , du lịch. + Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, giao thông vận tải. + Phát triển công nghiệp chế lọc dầu khí. + Giải quyết vấn đề chất lượng lao động. + Chú ý phòng tránh thiên tai (bão, lũ, phơn Tây Nam). * Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Diện tích 30,6 nghìn km2, dân số 15,2 triệu người. - Gồm 8 tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. - Thế mạnh và hạn chế: + Là vị trí bản lề giữa Tây Nguyên, DH Nam Trung Bộ với ĐB sông Cửu Long. + Có tài nguyên nổi trội là dầu khí. + Cư dân đông, lao động dồi dào, có trình độ cao, có kinh nghiệm sản xuất. + Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt và đồng bộ. + Có Tp Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của vùng, phát triển năng động tập trung nhiều tiềm lực sản xuất. + Có thể mạnh về khai thác tổng hợp biển + rừng + khoáng sản. - Cơ cấu GDP: nông-lâm-ngư: 7,8%, công nghiệp-xây dựng: 59%, dịch vụ; 33,2%. - Hướng phát triển: + Chuyển dịch cơ cấu kinh thế theo hướng phát triển các ngành công nghệ cao. + Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, GTVT theo hướng hiện đại. + Hình thành các khu CN tập trung. + Giải quyết vấn đề đô thị hóa và việc làm cho lao động. + Phân điểm các dịch vụ tri thức.+ Chú ý vấn đề môi trường.
2.
a- Đông dân, nhiều thành phần dân tộc:
* Đông dân
– Năm 2010: số dân nước ta là 86.9 triệu người, thứ 3 ở ĐNA, thứ 13 trên thế giới.
+ Thuận lợi:
Là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước Nguồn lao động dồi dào Thị trường tiêu thụ lớn+ Khó khăn: Trong điều kiện nước ta hiện nay, dân số đông lại là một trở ngại lớn cho PTKT, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
* Nhiều dân tộc
– Nước ta có 54 dân tộc, nhiều nhất là dân tộc kinh khoảng 86.2% dân số. Ngoài ra còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.
+ Thuận lợi: Văn hoá đa dạng, giầu bản sắc dân tộc, trong lịch sử các dân tộc, luôn đoàn kết bên nhau tạo sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
+ Khó khăn: Mức sống nhiều dân tộc ít người còn thấp- cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa.
b- Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.
– Gia tăng dân số nhanh:
Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt nửa cuối thế kỳ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số, nhưng khác nhau giữa các thời kỳ.
Nguyên nhân do tỷ lệ sinh cao, số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn, do tâm lý, quan niệm lạc hậu, tư tưởng trọng nam muốn có con trai…)
+ Nhịp điệu tăng dân số giữa các thời kì không đều:
Thời kì 1943- 1951 tỉ lệ tăng dân số trung bình là 0,5% Thời kì 1954- 1960 tỉ lệ tăng dân số trung bình là 3,93% Thời kì 2002- 2005 tỉ lệ tăng dân số trung bình là 1,32% Thời kì 2005- 2010 tỉ lệ tăng dân số trung bình là 1,04%+ Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoach hóa gia đình nên mức gia tăng dân số hiện nay có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.
+ Gia tăng dân số nhanh tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển KT- XH ,bảo vệ TNTN, môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống .
– Cơ cấu dân số trẻ:
+ Dân số nước ta thuộc loại trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.
Từ 0 đến 14 tuổi tỉ lệ giảm Từ 15 tuổi – 59 tuổi tỉ lệ tăng. Trên 60 tuổi tỉ lệ tăng.+ Số người trong độ tuổi lao động chiếm 66,67%(2009) dân số, hàng năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động nữa.
* Thuận lợi cuả dân số trẻ là lao động dồi dào và hàng năm được tiếp tục bổ sung, lao động tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh, năng động.
* Khó khăn lớn nhất là vấn đề việc làm.
*** Đặc điểm đó có ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội:
a. Thuận lợi:
– Lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, thu hút nhiều đầu tư, phát triển các ngành cần nhiều lao động..
– Nguồn lao động dự trữ dồi dào, tiếp tục được bổ sung, tiếp thu nhanh KHKT
b. Khó khăn
– Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế
+ Vấn đè việc làm là thách thức
+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích lũy
+ Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ
– Đối với xã hội:
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện
+ GDP bình quân đầu người thấp
+ Các vấn đề y tế, giáo dục, văn hóa còn gặp nhiều khó khăn
+ Tệ nạn xã hội, mất trật tự an ninh có xu hướng gia tăng
– Đối với tài nguyên môi trường
+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên suy giảm
+ Môi trường nước, không khí, đất… bị ô nhiễm, chất lượng suy giảm
+ Không gian cư trú chật hẹp
1.
* Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Diện tích 15,3 nghìn km2, dân số 13,7 triệu người. - Gồm 7 tỉnh thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. - Thế mạnh và hạn chế: + Có vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu phát triển. + Có Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước. + Có cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là giao thông vận tải. + Có lao động đông, chất lượng tốt, tuy nhiên thất nghiệp cao. + Có các ngành kinh tế sớm phát triển, cơ cấu đa dạng. - Cơ cấu GDP nông-lâm-ngư nghiệp: 12,6%, Công nghiệp xây dựng: 42,2%, dịch vụ: 45,2%. - Hướng phát triển: + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. + Phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, chú trọng thương mại, dịch vụ. + Giải quyết vấn đề việc làm, thất nghiệp. + Chú ý vấn đề môi trường. * Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Diện tích: 28000km2, dân số 6,3 triệu người. - Gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. - Thế mạnh và hạn chế: + Có vị trí chuyển tiếp từ Bắc – Nam, là cửa ngõ thông ra biển của Tây Nguyên, Lào. + Có Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông của miền Trung và cả nước. + Có thể mạnh tổng hợp về khai thác tài nguyên biển, rừng, khoáng sản. + Khó khăn về lao động, cơ sở vật chất hạ tầng và giao thông vận tải. - Cơ cấu GDP: nông-lâm-ngư: 25%, công nghiệp-xây dựng: 36,6%, dịch vụ; 38,4%. - Hướng phát triển: + Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển tổng hợp biển, rừng , du lịch. + Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, giao thông vận tải. + Phát triển công nghiệp chế lọc dầu khí. + Giải quyết vấn đề chất lượng lao động. + Chú ý phòng tránh thiên tai (bão, lũ, phơn Tây Nam). * Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Diện tích 30,6 nghìn km2, dân số 15,2 triệu người. - Gồm 8 tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. - Thế mạnh và hạn chế: + Là vị trí bản lề giữa Tây Nguyên, DH Nam Trung Bộ với ĐB sông Cửu Long. + Có tài nguyên nổi trội là dầu khí. + Cư dân đông, lao động dồi dào, có trình độ cao, có kinh nghiệm sản xuất. + Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt và đồng bộ. + Có Tp Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của vùng, phát triển năng động tập trung nhiều tiềm lực sản xuất. + Có thể mạnh về khai thác tổng hợp biển + rừng + khoáng sản. - Cơ cấu GDP: nông-lâm-ngư: 7,8%, công nghiệp-xây dựng: 59%, dịch vụ; 33,2%. - Hướng phát triển: + Chuyển dịch cơ cấu kinh thế theo hướng phát triển các ngành công nghệ cao. + Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, giao thông vận tải theo hướng hiện đại. + Hình thành các khu công nghiệp tập trung. + Giải quyết vấn đề đô thị hóa và việc làm cho lao động. + Phân điểm các dịch vụ tri thức.+ Chú ý vấn đề môi trường.
2.
- Đông dân
+ Thuận lợi: có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,..
- Có nhiều thành phần dân tộc:
+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.
- Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
+ Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và việc nâng cao chât lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.
+ Dân số nước ta thuộc loại trẻ nên có nguồn lao động dồi dào (mỗi năm có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới), có khả năng tiếp thu nhanh các kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí, họ sẽ trở thành nguồn lực quyết định để phái triển đât nước. Tuy nhiên, nó cũng gây ra khó khăn về việc sắp xếp việc làm cho số lao động gia tăng.