Ôn tập lịch sử lớp 7

HM

1. Nhận xét về những chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta.

2. Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

3. Trình bày những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật.

4. Hãy nêu những đóng góp của Nguyễn Trãi đối với lịch sử dân tộc.

5 Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là gì?

6 Nêu hậu quả của chiến tranh Nam – Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài.

7 Kể tên những làng thủ công có tiếng ở nước ta thời xưa và hiện nay mà em biết. 8 Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?

TG
3 tháng 4 2020 lúc 20:19

1:

- Sau khi xâm lược nước ta thành công, nhà Minh đã thi hành chính sách thống trị vô cùng tàn bạo, thâm độc.

- Những chính sách được tiến hành trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị và đặc biệt là văn hóa. Với mục đích muốn đưa nước ta quay lại thời nguyên thủy.

+ Chúng phá hủy các công trình văn hóa tiêu biểu mà các triều đại Lý - Trần đã dày công xây dựng, thiêu hủy sách quý của ta và mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị.

+ Chúng buộc nhân dân ta phải bỏ những phong tục tập quán lâu đời của người Việt.

+ Thi hành chính sách bóc lột, đánh thuế tàn bạo, thực hiện chính sách đồng hóa,…

=> Đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ.

- Tội ác và chính sách thâm độc đó được Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo như sau:

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi”

2:

Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:

- Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

- Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.

- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đưa ra những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

Ý nghĩa lịch sử:

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.

3:

Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp:

* Bộ máy nhà nước:

- Xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, khá gọn gàng, tinh giản và hoạt động có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. => Tăng cường tính chuyên chế của triều đình trung ương.

* Luật pháp:

- Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

- Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.

- Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia,…

4:

- Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, quân sự tài ba, đóng góp của ông chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.

- Nguyễn Trãi còn đóng góp những tác phẩm có giá trị trên nhiều lĩnh vực văn học, sử học, địa lí như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí,... Tất cả nội dung ông viết đều chung tư tưởng nhân đạo, yêu nước và thương dân.

=> Những đóng góp của ông đã làm cho tên tuổi Nguyễn Trãi rạng rỡ trong lịch sử, hiện tại và tương lai.

5: Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:

- Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.

- Kinh tế: không được nhà nước quan tâm nên dần dần kiệt quệ.

- Xã hội: bất ổn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.

=> Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.

6:

* Hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều:

- Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, đi phu.

- Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.

- Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất là những năm có thiên tai lớn.

- Chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.

* Hậu quả của sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài:

- Sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ đã gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

7:

Những làng thủ công nổi tiếng thời xưa và nay như:

+ Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội); Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang);

+ Làng dệt La Khê (Hà Nội); Làng dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc (Hà Đông), Lụa tơ tằm ở Hội An (Quảng Nam),

+ Làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huế),

+ Hàng Thêu ở Thừa Thiên Huế,...

+ Các làng làm mía ở Quảng Nam,...

Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh:

- Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo.

- Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.


Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TL
3 tháng 4 2020 lúc 20:22

2:

Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:

- Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

- Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.

- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đưa ra những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

Ý nghĩa lịch sử:

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.

3:

Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp:

* Bộ máy nhà nước:

- Xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, khá gọn gàng, tinh giản và hoạt động có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. => Tăng cường tính chuyên chế của triều đình trung ương.

* Luật pháp:

- Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

- Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.

- Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia,…

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TL
3 tháng 4 2020 lúc 20:25

7:

Những làng thủ công nổi tiếng thời xưa và nay như:

+ Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội); Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang);

+ Làng dệt La Khê (Hà Nội); Làng dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc (Hà Đông), Lụa tơ tằm ở Hội An (Quảng Nam),

+ Làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huế),

+ Hàng Thêu ở Thừa Thiên Huế,...

+ Các làng làm mía ở Quảng Nam,...

Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh:

- Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo.

- Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
3 tháng 4 2020 lúc 20:29

1. Nhận xét về những chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta.

- Sau khi xâm lược nước ta thành công, nhà Minh đã thi hành chính sách thống trị vô cùng tàn bạo, thâm độc.

- Những chính sách được tiến hành trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị và đặc biệt là văn hóa. Với mục đích muốn đưa nước ta quay lại thời nguyên thủy.

+ Chúng phá hủy các công trình văn hóa tiêu biểu mà các triều đại Lý - Trần đã dày công xây dựng, thiêu hủy sách quý của ta và mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị.

+ Chúng buộc nhân dân ta phải bỏ những phong tục tập quán lâu đời của người Việt.

+ Thi hành chính sách bóc lột, đánh thuế tàn bạo, thực hiện chính sách đồng hóa,…

=> Đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ.

- Tội ác và chính sách thâm độc đó được Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo như sau:

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi”

2. Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:

- Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

- Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.

- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đưa ra những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.

3. Trình bày những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật.

Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp:

* Bộ máy nhà nước:

- Xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, khá gọn gàng, tinh giản và hoạt động có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. => Tăng cường tính chuyên chế của triều đình trung ương.

* Luật pháp:

- Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

- Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.

- Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia,…

4. Hãy nêu những đóng góp của Nguyễn Trãi đối với lịch sử dân tộc.

- Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, quân sự tài ba, đóng góp của ông chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.

- Nguyễn Trãi còn đóng góp những tác phẩm có giá trị trên nhiều lĩnh vực văn học, sử học, địa lí như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí,... Tất cả nội dung ông viết đều chung tư tưởng nhân đạo, yêu nước và thương dân.

=> Những đóng góp của ông đã làm cho tên tuổi Nguyễn Trãi rạng rỡ trong lịch sử, hiện tại và tương lai.

5 Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là gì?

Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:

- Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.

- Kinh tế: không được nhà nước quan tâm nên dần dần kiệt quệ.

- Xã hội: bất ổn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.

=> Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.

6 Nêu hậu quả của chiến tranh Nam – Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài.

* Hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều:

- Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, đi phu.

- Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.

- Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất là những năm có thiên tai lớn.

- Chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.

* Hậu quả của sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài:

- Sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ đã gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

7 Kể tên những làng thủ công có tiếng ở nước ta thời xưa và hiện nay mà em biết.

Những làng thủ công nổi tiếng thời xưa và nay như:

+ Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội); Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang);

+ Làng dệt La Khê (Hà Nội); Làng dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc (Hà Đông), Lụa tơ tằm ở Hội An (Quảng Nam),

+ Làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huế),

+ Hàng Thêu ở Thừa Thiên Huế,...

+ Các làng làm mía ở Quảng Nam,...

8 Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?

Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh:

Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo. Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
DH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
QB
Xem chi tiết
DM
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết