Học kì 2

MT

1. Nêu các qui định của pháp luật

2. Nêu 4 việc làm của bản thân góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

3. Nếu không có các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên thì điều gì sẽ xảy ra?

4.So sánh điểm giống và khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể

5.Nêu các qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa

6.Nêu 4 việc làm của bản thân góp phần bảo vệ di sản văn hóa

7. So sạnh điểm khác và giống nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo . Mỗi loại cho một ví dụ

8. Mê tín dị đoan là gì? Cho ví dụ về mê tín dị đoan

H24
12 tháng 6 2020 lúc 21:35

1:

Quy phạm pháp luật (tiếng Pháp: Règle de droit, tiếng Đức: Rechtsnorm, tiếng Anh: Legal norms) là những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắt buộc chung phải thi hành hay thực hiện đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và được ban hành hoặc thừa nhận bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Quy phạm pháp luật là tế bào, đơn vị cơ bản của pháp luật theo cấu trúc (bao gồm chế định pháp luật, ngành luật và hệ thống pháp luật. Cấu tạo của quy phạm pháp luật gồm ba thành phần là giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên, không nhất thiết phải đầy đủ ba bộ phận trong một quy phạm pháp luật.

Giả định: là bộ phận quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các chủ thể phải hành động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra. Đây là phần nêu lên trường hợp sẽ áp dụng quy phạm đó. Quy định: là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật và không thể thiếu. Nó nêu lên quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định đã đặt ra. Chế tài: là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã được nêu trong phần giả định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.

Quy phạm pháp luật được chứa đựng trong các hình thức như Văn bản pháp, Tiền lệ pháp và Tập quán pháp (Luật tục)

Bình luận (0)
H24
12 tháng 6 2020 lúc 21:36

2:

Hành vi bảo vệ môi trường:

- Không vứt rác bừa bãi

- Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc

- Tuyên truyền đến những người xung quanh

Có phản ánh đối vs những hành vi phá hoại moi trường

Không tham gia những hành vi mang tính phá hoại môi trường,

- Tham gia tích cựa các hoạt động bảo vệ môi trường...

Bình luận (0)
H24
12 tháng 6 2020 lúc 21:38

3: KO BT

Bình luận (0)
H24
12 tháng 6 2020 lúc 21:38

4:

Di sản văn hóa phi vật thể Di sản văn hóa vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm các truyền thống truyền khẩu, các hình thức nghệ thuật biểu diễn, các hoạt động xã hội, các lễ hội, tri thức và tập quán liên quan đến thiên nhiên và vũ trụ hoặc tri thức và kỹ năng để sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống. Là các giá trị văn hóa tồn tại một cách hữu linh, con người có thể nhận biết một cách cảm tính, trực tiếp qua các giác quan ( cung điện, chùa tháp, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, thắng cảnh thiên nhiên…) có giá trị văn hóa, lịch sữ, khoa học được cộng đồng dân tộc, nhân loại thừa nhận.
Bình luận (0)
H24
12 tháng 6 2020 lúc 21:40

5:

- Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi tập thể và di sản văn hóa tập thể; là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

- Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa:

*Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

*Nghiên cấm các hành vi:

- Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.

- Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa.

- Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử-văn hoá, danh lam thắng cảnh.

- Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

- Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

Bình luận (0)
H24
12 tháng 6 2020 lúc 21:41

6:

+ giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.

+ đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa

+ không vứt rác bừa bãi

+ tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật

+ tham gia các lễ hội truyền thống.

Bình luận (0)
H24
12 tháng 6 2020 lúc 21:43

7:

Sự giống nhau và khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng Sự giống nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng Một là, những người có tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành,…) và có sinh hoạt tín ngưỡng dân gian (tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Mẫu,…) đều tin vào những điều mà tôn giáo đó và các loại hình tín ngưỡng đó truyền dạy, mặc dù họ không hề được trông thấy Chúa Trời, đức Phật hay cụ kỵ tổ tiên hiện hình ra bằng xương bằng thịt và cũng không được nghe bằng chính giọng nói của các đấng linh thiêng đó. Sự giống nhau thứ hai giữa tôn giáo và tín ngưỡng là những tín điều của tôn giáo và tín ngưỡng đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá thể với nhau, giữa cá thể với xã hội, với cộng đồng, giải quyết tốt các mối quan hệ trong gia đình trên cơ sở giáo lý tôn giáo và noi theo tấm gương sáng của những đấng bậc được tôn thờ trong các tôn giáo, các loại hình tín ngưỡng đó. Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng Một là, nếu tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng dân gian không có 4 yếu tố đó. Giáo chủ là người sáng lập ra tôn giáo ấy (Thích ca Mâu ni sáng lập ra đạo Phật, đức chúa Giê su sáng lập ra đạo Công giáo, nhà tiên tri Mô ha mét sáng lập ra đạo Hồi,…); giáo lý là những lời dạy của đức giáo chủ đối với tín đồ; giáo luật là những điều luật do giáo hội soạn thảo và ban hành để duy trì nếp sống đạo trong tôn giáo đó; tín đồ là những người tự nguyện theo tôn giáo đó[1]. Hai là, nếu đối với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời điểm cụ thể, chỉ có thể có một tôn giáo thì một người dân có thể đồng thời sinh hoạt ở nhiều tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn, người đàn ông vừa có tín ngưỡng thờ cụ kỵ tổ tiên, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng, ông ta còn ra đình lễ Thánh. Cũng tương tự như vậy, một người đàn bà vừa có tín ngưỡng thờ ông bà cha mẹ, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng còn ra miếu, ra chùa làm lễ Mẫu,… Ba là, nếu các tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy đủ, đồ sộ thì các loại hình tín ngưỡng chỉ có một số bài văn tế (đối với tín ngưỡng thờ thành hoàng), bài khấn (đối với tín ngưỡng thờ tổ tiên và thờ Mẫu). Hệ thống kinh điển của tôn giáo là những bộ kinh, luật, luận rất đồ sộ của Phật giáo; là bộ “Kinh thánh” và “Giáo luật” của đạo Công giáo; là bộ kinh “Qur’an” của Hồi giáo,… Còn các cuốn “Gia phả” của các dòng họ và những bài hát chầu văn mà những người cung văn hát trong các miếu thờ Mẫu không phải là kinh điển.
Bình luận (0)
H24
12 tháng 6 2020 lúc 21:44

8:

Mê tín dị đoan khác với tâm linh, nó là những điều phù phiếm, nhảm nhí, mơ hồ, không có thực, không phù hợp với lẽ tự nhiên nhưng mà rất nhiều người trên nhân gian này đều tin vào nó một cách mạnh mẽ. Đôi thi nó cũng chỉ đơn thuần là một cụm từ để chỉ một mối quan hệ nhân quả siêu nhiên với niềm tin mãnh liệt.

Mê tín khác có một sự mâu thuẫn đặc biệt giữa khoa học, khác với giải mã giấc mơ và không hề có bất kỳ một sự liên kết nào với chiêm tinh học, sự kiện thực tế, phù phép, điềm báo, tử vi… Tất cả những điều như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phép thuật, làm lễ, ma quỷ, số mệnh, cúng bái đều được xem là mê tín dị đoan.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LS
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
PC
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết