Bài 3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

BB

1. Một điểm sáng S đặt cách tường 1 khoảng St bằng 1m. Tại điểm N cách điểm sáng S 0,5m. Người ta đặt 1 tấm bìa hình tròn có bán kính 10 cm và song song so với tường. Bán kính của bóng đen thu được trên tường là bao nhiêu?

2. Vì sao thời gian xảy ra hiện tượng nguyệt thực thường dài hơn thời gian xảy ra hiện tượng nhật thực?

3. Một cái cọc cắm thẳng đứng trên mặt đất cao 0,5m. Khi chùm tia sáng mặt trời là chùm sáng song song chiếu xuống mặt đất, hợp với mặt đất 1 góc 45o thì bóng cái cọc trê mặt đất cao bao nhiêu?

DT
18 tháng 6 2017 lúc 17:32

Câu 2:

Nguyệt thực đài hơn nhật thực là vì:
Khi nguyệt thực, mặt trăng sẽ đi vào vùng tối của trái đất mà vùng tối của trái đất trải qua rất nhiều múi giờ nên bạn thấy nó lâu
Khi nhật thực, tức là do mặt trăng, nằm chính giữa trái đất và mặt trời, tức là trái đất, mặt trăng, mặt trời, nằm thẳng hàng, vì mặt trăng gần trái đất hơn nên khi nó đi qua mặt trời ta sẽ có cảm giác là nó che mất mặt trời (giống như ta lấy một ngón tay đặt trước mắt thì chúng ta sẽ không thấy mọi vật xung quang, mặt dù ngón tay rất nhỏ), và thơi gian mặt trăng đi qua mặt trời rất nhanh nên nhật thực thường diển ra nhanh

Bình luận (2)
H24
21 tháng 6 2017 lúc 9:40

Bài 3 ngắn hơn chút nên mik làm trước nhé!

AB'BS45 độ

Gọi cây cọc đó là AB, bóng của cây cọc là AB', tia sáng mặt trời chiếu tới đỉnh cọc là BB', tia sáng mặt trời chiếu tới chân cọc là SA

Ta thấy cây cọc luôn vuông góc với bóng của nó nên \(\widehat{BAB'}=90^o\) và tia sáng BB' hợp với AB' một góc 45o nên \(\widehat{BB'A}=45^o\)

Ta có:

\(\widehat{BAB'}+\widehat{ABB'}+\widehat{BB'A}=180^o\) (tổng 3 góc trong 1 tam giác)

\(\Rightarrow\widehat{ABB'}=180^o-\widehat{BAB'}-\widehat{BB'A}\)

\(\Rightarrow\widehat{ABB'}=180^o-90^o-45^o\)

\(\Rightarrow\widehat{ABB'}=45^o\)

\(\Rightarrow\widehat{ABB'}=\widehat{BB'A}\)

=> Tam giác ABB' cân tại A

=> AB' = AB = 0,5m (2 cạnh bên)

Vậy cây cọc đó cao 0,5m

Bình luận (0)
H24
21 tháng 6 2017 lúc 9:52

1.

S A B N C D T

Gọi AB là tấm bìa và CD là đường kính bóng của tấm bìa đó trên tường.

Ta có:

SN = 0,5m

ST = 1m

=> ST = 2SN

=> N là trung điểm của ST

Vì tấm bìa đặt tại điểm N và song song với bức tường nên ta có AB là đường trung bình của tam giác SCD

\(\Rightarrow CD=2AB\)

\(\Rightarrow CD=2\cdot10\)

\(\Rightarrow CD=20\left(cm\right)\)

Vậy bán kính bóng đen là: 20 : 2 = 10 (cm)

Bình luận (3)
BB
21 tháng 6 2017 lúc 7:36

@Batalha Herobrine Đức Minh Lặng Lẽ Sky SơnTùng Truong Vu Xuan Trần Hoàng Sơn Kayoko Lê Nguyên Hạo,...

Giúp với ạ.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
KT
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết