Chương I- Cơ học

HM

1. Máy cơ đơn giản nào vừa đổi hướng của lực kéo và làm giảm cường độ của lực kéo khi đưa vật lên cao?

2. Kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng như thế nào so với kéo vật bằng ròng rọc cố định?

3. Có 3 quả cân như nhau được gắn như hình bên, tạo thành một ròng rọc động. Hệ đứng cân bằng. Qua sơ đồ trên em hãy chỉ ra đâu là ròng rọc động và rút ra tính chất của ròng rọc động.

4. Trong hình vẽ bên vật treo có khối lượng 10kg. Hỏi lực kế chỉ giá trị bao nhiêu?

5. Khi đun nóng một chất rắn thì thể tích của chất đó như thế nào?

6. Sắp xếp sự nở vì nhiệt của chất nhôm, đồng, sắt, từ ít tới nhiều.

7. Hai ly thủy tinh chồng khít lên nhau, không gỡ ra được. Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn hãy giải thích tại sao có hiện tượng đó?(câu hỏi bổ xung)

8. Khi đun nóng một chất rắn thì trong các đại lượng, khối lượng, khối lượng riêng của chất đó, đại lượng nào thay đổi? Giải thích?

9. Vào mùa nắng nóng đường bên tông thường bị nứt, vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn hãy giải thích tại sao có hiện tượng đó?

10. Bạn hiếu đổ đầy nước vào một chai thủy tinh rồi bỏ vào ngăn đá của tủ lạnh. Bạn Thảo ngăn lại. Hiếu vẫn muốn làm để lấy nước đá mang đi theo uống. Vận dung kiến thức về sự nở vì nhiệt của các chất, Thảo phải nói thế nào thì ngăn được hiếu?

*Anh, chị, cô, bác nào biết thì giải giúp em với ai em cảm ơn mọi người nhiều ạ.

TG
26 tháng 4 2020 lúc 21:48

1: Ròng rọc động có thể vừa đổi hướng của lực kéo và làm giảm cường độ của lực kéo khi đưa vật lên cao

2: Không có hình ạ!

4: Lực kế chỉ giá trị:

\(F=P=10m=10.10=100\left(N\right)\)

Vậy:.....................

5: Khi đun nóng một chất rắn thì thể tích của chất đó sẽ tăng vì chất rắn nở ra khi nóng lên

6: Sắt < Đồng < Nhôm

8:

*Khi đun nóng một chất rắn thì khối lượng của nó sẽ không thay đổi

*Khi đun nóng một chất rắn thì khối lượng riêng của vật sẽ giảm vì:

Ta có: \(D=\frac{m}{V}\)

Mà khi đun nóng vật thì khối lượng m giữ nguyên, thể tích V tăng

=> Khối lượng riêng D giảm

10: Nước là trường hợp đặc biệt. Khi ở 0oC hoặc thấp hơn, nước sẽ không co lại mà nở ra. Do đó, khi đổ đầy nước vào chai và bỏ vào ngăn đá (ngăn đá có nhiệt độ 0oC) thì khi nước nở ra, bị chai và nắp ngăn cản, sinh ra lực có thể làm bật nắp chai hay thậm chí làm nổ chai

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LN
Xem chi tiết
YT
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
KH
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết