Ôn tập lịch sử lớp 7

LT

1. Lãnh địa là gì?

2. Cho biết tổ chức và hoạt động lãnh địa?

3. Cho biết đặc trưng cơ bản của lãnh địa là gì?

4. Nguyên nhân ra đời thành thị?

5. Hoạt động Hoàng thị là gì?

6. Vai trò thành thị là gì?

RG
1 tháng 9 2017 lúc 19:26

1. Lãnh địa phong kiến là vùng đất riêng của mỗi lãnh chúa phong kiến. Đây cũng là đơn vị chính trị kinh tế cơ bản thời XHPK. Lãnh địa bao gồm có đất đai, dinh thự với tường cao, hào sâu, kho tàng, đồng cỏ, đầm lầy … của lãnh chúa.

2. Tổ chức và hoạt động lãnh địa:

- Nông nô nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế, ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.

- Lãnh chúa bóc lột nông nô, họ không phải lao động, sống sung sướng, xa hoa.

3. Đặc trưng cơ bản của lãnh địa: là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa.

4. Nguyên nhân:

- Thời kì phong kiến phân quyền, các lãnh địa đều đóng kín, không trao đổi buôn bán với bên ngoài.

- Từ cuối thế kỉ XI, do sản xuất hàng thủ công phát triển, thợ thủ công đã đem hàng hoá tự nơi đông người để trao đổi, buôn bán, độc xưởng sản xuất, hình thành nên các thị trấn rồi phát triển thành thành phố, được gọi là thành thị.

=> Thành thị được hình thành.

5. Trong thành thị, cư dân chủ yếu là những thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ lớn để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.

6. Thành thị có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu, giúp phát triển kinh tế.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NB
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
SC
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết