Chương II- Nhiệt học

TL

1. khi lắp đặt máy lạnh trong 1 căn phòng, tại sao người ta không đặt nó ở sát dưới sàn phòng mà thường đặt trên cao gần sát với trần phòng?

2. Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế lại không có nhiệt độ dưới 34 độ C và trên 42 độ C ?

3. Tại sao ở gần bầu thủy ngân, ống quản của nhiệt kế y tế có một chỗ thắt nhỏ lại ?

4. để làm muối, người ta cho nước biển vào ruộng muối. Em hãy cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của nước trong các ruộng muối, những yếu tố này ảnh hưởng như thế nào ?

5. Khi đang nấu nước hoặc thức ăn trong nồi, nếu dùng nắp nồi thủy tinh trong suốt đậy lại ta thường thấy nắp nồi bị đục đi. khi nhấc nắp nồi ra khỏi nồi một lúc thì nắp nồi trong suốt trở lại. Hãy giải thích vì sao lại có hiện tượng đó ?

6. Giải thích sự tạo thành giọt sương đọng trên lá cây ban đêm? Vào ban ngày, vì sao những giọt sương lại mất dần đi?

7. Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi mặt trời mọc sương mù lại tan ?

8. tại sao sấy tóc lại làm tóc mau khô?

9. Tại sao khi trời lạnh, khi ta nói hay thở thường bốc ra khói?

10. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?

Các bạn áp dụng các bài đã học để trả lời nha!

EA
9 tháng 5 2017 lúc 20:31

1. Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh nên bay lên cao còn không khí lạnh tràn xuống thấp. Nếu đặt máy lạnh ở trên cao, không khí lạnh sẽ tràn xuống thấp và đẩy không khí nóng lên trên, khối khí nóng lại tiếp tục được làm lạnh. Do đó, đặt máy lạnh lên cao để không khí lạnh có thể dễ dàng tràn ngập phòng.

2. Vì nhiệt độ cơ thể của con người khi còn sống chỉ từ 34 độ C-42 độ C

3. Ở gần bầu thủy ngân, ống quản của nhiệt kế y tế y tế có chỗ bị thắt nhỏ lại để ngăn không cho thủy ngân tụt xuông bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể.

6.Vào ban đêm, hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại tạo thành giọt nước (giọt sương) đọng lại trên lá. Vào ban ngày, khi nắng lên, những giọt nước (giọt sương) đó gặp nóng, bị bay hơi vào không khí.

7. Sương mù thường có vào mùa lạnh.Vào ban ngày, khi nắng lên, sương mù gặp nóng, bị bay hơi vào không khí.

8. Gió ảnh hưởng đến sự bay hơi của chất lỏng nên khi sấy tóc, nước đọng trên tóc sẽ bay hơi nhanh hơn bình thường, Vì vậy, tóc nhanh khô hơn

10. Vì khi trót nước ra khỏi phích, không khí lạnh tràn vào, gặp nóng sẽ nở ra, thể tích tăng, gặp nút cản trở sẽ tạo 1 lực rất lớn làm bật nút.

Có vài câu ko bít làmgianroi

Bình luận (0)
NH
2 tháng 9 2017 lúc 20:51

9,mk nghĩ là vầy.....mùa đông nhiệt độ cơ thể ta cao hơn môi trường nên khi nói hơi của ta đột ngột bị làm lạnh nên ngừng tụ tạo thành hơi nước

4,yếu tố

gió,nhiệt độ,và diện tích bề mặt tiếp xúc vs không khí

vận tốc gió càng lớn thì ruộng muối càng nhanh khô

nhiệt độ càng cao thì ruộng muối càng nhanh khô

diện tích ruộng muối lớn thì cũng vậy

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TN
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
BC
Xem chi tiết
BC
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết