Tập làm văn lớp 7

VD

1) Khái niệm của câu trần thuật đơn.

2) Đặt câu trần thuật đơn có từ là thuộc kiểu câu giới thiệu và câu miêu tả. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đó.

DC
10 tháng 8 2017 lúc 8:11

2. Câu Trần Thuật Đơn Có Từ Là thuộc kiểu câu giới thiệu:

"Tôi là học sinh."

Câu Trần Thuật Đơn Có Từ Là thuộc kiểu câu miêu tả:

"Hôm nay là một ngày nắng đẹp."

1. Câu trần thuật ( câu kể ) là câu nhằm thuật lại một việc, một tâm trạng hay cảnh vật để người khác biết. Khi nói, câu trần thuật được nói với giọng bình thường. Khi viết, cuối mỗi câu trần thuật phải đặt dấu chấm.

Bình luận (0)
TA
10 tháng 8 2017 lúc 8:08

1 ) Câu trần thuật đơn là câu do một cụm chủ – vị tạo thành, dùng để tả, giới thiệu, nêu ý kiến nhận xét về một đối tượng nào đó.

2 ) * Câu giới thiệu :

- (1)Bạn Thi (2)là một người bạn tốt của em.

+(1) là chủ ngữ.

+(2) là vị ngữ.

* Câu miêu tả:

- (1)Mẹ tôi (2)là người có mái tóc rất óng ả và mượt mà.

+(1) là chủ ngữ.

+(2) là vị ngữ.

Bình luận (0)
DC
10 tháng 8 2017 lúc 8:12

Sorry! Mk quên xác định.

"Tôi là học sinh"

CN: tôi

VN: là học sinh

"Hôm nay là một ngày nắng đẹp."

CN: Hôm nay

VN: là một ngày nắng đẹp

Bình luận (0)
TL
10 tháng 8 2017 lúc 13:13

Câu trần thuật ( câu kể ) là câu nhằm thuật lại một việc, một tâm trạng hay cảnh vật để người khác biết. Khi nói, câu trần thuật được nói với giọng bình thường. Khi viết, cuối mỗi câu trần thuật phải đặt dấu chấm.

Ví dụ :

Tôi về, không một chút bận tâm.
CN VN
Bình luận (0)
PH
19 tháng 4 2018 lúc 15:28

1) Câu trần thuật đơn là câu do một cụm chủ- vị tạo thành, dùng để tả, giới thiệu, nêu ý kiến nhận xét một đối tượng nào đó.

2) Câu giới thiệu :

- Bạn Ngọc / là học sinh giỏi lớp 6A.

+ Bạn Ngọc : chủ ngữ

+ Là học sinh giỏi lớp 6A : vị ngữ

Câu miêu tả :

- Ba em / là người có sức khỏe tốt.

+ Ba em : chủ ngữ

+ Là người có sức khỏe tốt : vị ngữ

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
ML
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
PY
Xem chi tiết
GN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết