Sinh học 7

NH

1) hệ tuần hoàn của chim ,bò sát khác nhau ntn ? Về cấu tạo của tim , vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ ngăn nào ?

2) lớp ĐV nào là ĐV biến nhiệt ,đẻ trứng? Lớp nào thik nghi vs đời sống vừa ở nc vừa ở cạn ?

3) vì sao thú mỏ vịt đc xếp vào loài thú ? Dựa vào đặc điểm nào để p.biệt đc bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm ,bộ ăn thịt ?

4) vì sao dơi khó cất cánh từ mặt đất lên trên ?

5) cấu tạo ngoài của thằn lằn thik nghi vs đời sống ở cạn ntn ?

6) cấu tạo ngoài của chim thik nghi vs đời sống bay lượn ?

7) nêu các bc mổ cá ?

8)cấu tạo ngoài của ếch đồng thik nghi vs đời sống vừa ở nc vừa ở cạn

giúp mik vs mik tick cho tuần sau kt rr

PL
31 tháng 3 2017 lúc 10:43

7) nêu các bc mổ cá ?

B1: dùng kéo cắt một vết trước lỗ niệu cá

B2:Từ vết cắt trước lỗ niệu ta mổ dọc bụng cá về phía dưới vùng vây ngực

B3:Cắt vòng theo nắp nang đi qua cơ quan đường bên

Bước 4
Sau đó cắt qua các xương sườn, dưới cột sống đến nắp mang và cắt tiếp xương nắp mang ; bỏ phần cơ đã cắt để lộ toàn bộ các nội quan.

cấu tạo ngoài của ếch đồng thik nghi vs đời sống vừa ở nc vừa ở cạn

- Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

+ Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước

+ Da trần, phủ chất nhầy và ẩm,dễ thấm khí.

+ Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)

- Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)

+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.

+ Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.

cấu tạo ngoài của chim thik nghi vs đời sống bay lượn ?

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

cấu tạo ngoài của thằn lằn thik nghi vs đời sống ở cạn ntn ?

- Da khô, có vảy sừng bao bọc giảm sự thoát hơi nước
- Cổ dài phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
- Mắt có mi cử động, có nước mắt bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.
- Thân, đuôi dài động lực chính của sự di chuyển
- Bàn chân có 5 ngón có vuốt tham gia di chuyển trên cạn

Dựa vào đặc điểm nào để p.biệt đc bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm ,bộ ăn thịt ?

-Bộ ăn sâu bọ: +Mõm kéo dài thành vòi nhắn có thể cữ động.Răng cửa, nanh, hàm nhọn

+Chi trc' ngắn, bàn chân rộng, ngón chân có vuốt khỏe để đào hang hay phát hiện mồi
+Bán cầu não nhẵn và nhỏ
-Bộ gặm nhấm: Bộ răng cửa lớn nhọn, sắc; thiếu răng nanh;hàm răng mấu nhọn để nghiền thức ăn nên thík nghi với chế độ gặm nhấm
+Ăn tạp nhưng chủ yếu vẫn là TV
+Sống trên đất(hang) hay trên cây
-Bộ ăn thịt:Có răng nanh và chi thík nghi với chế độ ăn thịt; răng cửa ngắn nhưng sắc để róc xương; răng nanh nhọn, lớn, dài để xé mồi; răng hàm lớn hẹp có các mấu nhọn để nghiền thức ăn.
+Chi to khỏe dưới bàn chân có lớp đệm dày bằng thịt nên bước đi êm, các ngón có vuốt cong sắc
+Cách săn mồi bằng: rình vồ mồi; rượt đuổi
Bình luận (2)
TT
2 tháng 4 2017 lúc 11:02

Vào đây nè huỳnh: https://hoc24.vn/hoi-dap/question/222312.html

Bình luận (3)
H24
31 tháng 3 2017 lúc 21:40

câu 8 là bảng trang 114 ở nc,ở cạn,nc,cạn,cạn,nc

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HV
Xem chi tiết
HV
Xem chi tiết
TU
Xem chi tiết
D3
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
AN
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết