Chương I- Cơ học

PV

1/ Hãy cho biết đơn vị đo độ dài chính thức của nước ta và ước số, bội số thông dụng của đơn vị này.

Hãy đổi độ dài 0,8m ra theo các đơn vị dm, cm, mm và km

Hãy đổi ra đơn vị m các độ dài: 245dm. 245cm, 245mm. 245km

2/ Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước là gì. Hãy giới thiệu một loại thước đo độ dài mà em có và xác định GHĐ, ĐCNN của thước này.

3/ Hãy nêu những công việc cơ bản cần làm khi đo độ dài của một vật bằng thước. Áp dụng để đo chiều cao và chiều ngang của một quyển sách mà em có. Nêu kết quả đo được.

4/ Để đo các số đo cơ thể của khách hàng, người thợ may thường sử dụng :

A. thước thẳng

B. thước dây

C. thước kẹp

D. thước kẻ

5/ Một học sinh sử dụng thước có ĐCNN 1cm để đo độ cao của một chiếc hộp. Số liệu kết quả đo nào sau đây phù hợp với ĐCNN của thước đo này ?

A. 0,12 m

B. 0,62 dm

C. 4,2 cm

D. 82 mm

6/ Áp dụng cách đo độ dài của một vật bằng thước để đo chiều ngang và chiều dọc của một tờ giấy khổ A4, nêu kết quả đo được.

7/ Dùng thước thẳng có GHĐ và ĐCNN phù hợp để đo độ dài của các đoạn thẳng AB, AC ( hình sau ) . So sánh độ dài của các đoạn thẳng này.


B C A

Ghi đầy đủ giúp mk nhé !! vui

NN
25 tháng 8 2017 lúc 21:33

Lần sau đăng từ từ nhé, tớ trả lời câu 1 trước

1/ Độ dài chính thức của nước ta là mét (m)

Đổi độ dài :

0,8m = 8dm

0,8m = 80cm

0,8m = 800mm

0,8 = 0,0008km

Và :

245dm = 24,5m

245cm = 2,45m

245mm = 0,245m

245km = 245000m

Bình luận (0)
NN
25 tháng 8 2017 lúc 21:35

Giới Hạn Đo là độ dài lớn nhất được ghi trên thước

Độ Chia Nhỏ Nhất là khoảng cách giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước

Em có 1 cây thước kẻ

GHĐ là 20cm

ĐCNN là 1cm

Bình luận (1)
NN
25 tháng 8 2017 lúc 21:38

3/ Các việc cơ bản khi đo bằng thước :

+ Ước lượng độ dài của vật

+ Chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp để đo

+ Để vật thẳng với vạch số 0

+ Tính ĐCNN của thước đó, đo và ghi kết quả

Bình luận (1)
NN
25 tháng 8 2017 lúc 21:39

Thợ may hay dùng, nếu để ý sẽ biết

4/ Để đo các số đo cơ thể của khách hàng, người thợ may thường sử dụng :

A. thước thẳng

B. thước dây

C. thước kẹp

D. thước kẻ

Bình luận (0)
NN
25 tháng 8 2017 lúc 21:43

Để biết kết quả nào chính xác, ta đổi tất cả sang cùng đơn vị cm

0,12m = 12cm

0,63m = 63cm

82mm = 8,2cm

Và 4,2cm (do cùng đơn vị nên không đổi)

Mà ĐCNN là 1cm

Nhưng 1 hộp có lẽ không cao đến độ 63cm, vậy :

5/ Một học sinh sử dụng thước có ĐCNN 1cm để đo độ cao của một chiếc hộp. Số liệu kết quả đo nào sau đây phù hợp với ĐCNN của thước đo này ?

A. 0,12 m

B. 0,62 dm

C. 4,2 cm

D. 82 mm

Bình luận (0)
NN
25 tháng 8 2017 lúc 21:47

7/ Dùng thước kẻ học sinh

GHĐ : 20cm

ĐCNN : 0,1cm

Độ dài BA là 6,8cm

Độ dài AC là 7,4cm

=> Độ dài BA ngắn hơn độ dài AC

Bình luận (1)
H24
25 tháng 8 2017 lúc 16:35

2.

Giới hạn đo ( GHĐ ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

Độ chia nhỏ nhất ( ĐCNN ) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Thước kẻ học sinh có GHĐ là 30 cm; ĐCNN là 0, 1 mm.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
UL
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
GH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết