Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Văn bản ngữ văn 7

H24

1 Giải thích nội dung câu tục ngữ

''Đói cho sạch rách cho thơm''

''Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao''

2 Tinh thân yêu nc của nhân dân ta được chứng minh như thế nào ?

3 Tác giả Phạm Văn Đồng đã chứng minh đức tính của Bác Hồ trên những phương diện nào? Qua đó em học tập được điều gì từ Bác ?

4 Theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì ?

5 Hãy nêu ý nghĩa và công dụng của văn chương qua bài ''ý nghĩa của văn chương''? (Hoài Thanh)

6 Vì sao nói văn chương là hình dung của cuộc sống muôn hình vạn trạng chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống?

H24
6 tháng 3 2019 lúc 20:24

mong các bạn giúp đở

Bình luận (0)
NH
6 tháng 3 2019 lúc 20:43

1.

Nhan sắc đã quý. Nhưng quý hơn là phẩm giá, nhân cách. Trong cuộc sống, ta phải ý thức được:

“Đói cho sạch, rách cho thơm”

Đói và rách là hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn, đói cơm rách áo. Sạch và thơm là cách sống không tham lam, lèm nhèm, biết giữ gìn phẩm giá, biết bảo vệ nhân cách. Hai chữ “cho” rất hay, có nghĩa là “giữ lấy”, “bảo vệ lấy”. Không vì nghèo đói mà sa ngã. Phải biết giữ gìn phẩm giá nhân cách đó là kinh nghiệm sống, là bài học làm người mà câu tục ngữ đã nêu lên. Một số quan chức tham nhũng, họ chẳng đói, chẳng rách nhưng họ chẳng sạch chẳng thơm một tí gì, vì tâm hồn đã sa đọa cùng cực ! Những kẻ vô liêm sỉ, đạo đức giả ấy bị nhân dân khinh bỉ.

“Một cây làm chẳng nên non,


Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

“Một cây”, “ba cây”, “non”, “hòn núi cao” là những ẩn dụ nói về con người và cuộc sống. “Chụm lại” có nghĩa liên hợp, liên kết, gắn bó với nhau. “Một cây” là số ít, đơn lẻ, thì không thể làm nên non, nên núi được. “Ba cây” là số nhiều, số đông, lại được “chụm lại” vì thế mới thành núi cao. Cách nói th ậm xưng qua hình ảnh hòn núi cao đã nêu lên bài học đoàn kết, thấy được đoàn kết là sức mạnh to lớn, vô địch. Đó là bài học dựng nước và giữ nước sâu sắc nhất của nhân dân ta trong trường kì lịch sử.

2.

Đất nước ta đã trải qua bao chiến tranh, gian lao và khó khăn. Có bao nhiêu tấm gương anh hùng ngàn đời bất tử hy sinh trong trận chiến và cả nhân dân một lòng vì tổ quốc mới có thể làm nên chiến thắng vẻ vang. Vì thế, tinh thân yêu nước của nhân dân ta đã nhen nhóm từ rất lâu rồi.

Tinh thần yêu nước trước hết bắt nguồn từ tình yêu đất nước, yêu mảnh đất mình sinh ra, gắn bó và lớn lên. Tình yêu giản đơn bắt nguồn từ cành cây ngọn cỏ, từ hương đồng gió nội và từ những điều nhỏ nhặt nhất. Nhân dân ta ngày trước còn nghèo, còn khó khăn nhưng tình yêu nước của họ không hề nghèo. Trải qua 4000 năm lịch sử, 1000 năm dưới ách phong kiến, dưới sự cai trị của Trung Quốc, đất nước ta đâu lụi bại tinh thần. Vẫn có những vị anh hùng như Quang Trung, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nữ tướng Hai Bà Trưng,... Trần Hưng Đạo xưa cũng từng căm phẫn quân Nguyên Mông mà nói rằng: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm". Khí thế là vậy, quân theo một lòng. Chỉ một bài Hịch, ông lấy được lòng vạn quân. Thử hỏi nếu ta không có tinh thần yêu nước sao có thể làm nên chiến thắng Sông Bạch Đằng vẻ vang của Ngô Quyền, sao có thể rửa kiếm bằng máu quân thù.

Tinh thần yêu nước ấy còn kéo dài mãi theo dòng chảy lịch sử vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những hành động dã man của kẻ ngoại lai đã tàn phá biết bao làng mạc, cánh đồng, nhà cửa. Những cơn mưa hóa chất làm bao nhiêu cánh rừng xanh tươi thành cánh rừng của sự chết chóc, từ đó đến nay bao nhiêu thế hệ phải hứng chịu tàn dư của chúng: chất độc màu da cam. Chiến tranh đau thương tiễn những mái đầu xanh. Đó là những anh vệ quốc quân một lòng ra đi bảo tồn sông núi, đó là những em "lượm" đi liên lạc giữa mưa bong bão đạn, đó là những bà mẹ nhiều năm nuôi giấu người lính trẻ. Chỉ với tinh thần yêu nước ấy, những anh sinh viên đang ngồi trên giảng đường phải xếp bút nghiêng ra tiền tuyến, lên căn cứ địa nơi mảnh đất Việt Bắc- địa chỉ đỏ của dân tộc

Tinh thần yêu nước ấy lan truyền và được nhân dân ta tiếp nhận cho đến ngày hôm nay. Bao người dân Việt Nam vẫn giữ vững những truyền thống văn hóa tốt đẹp như tà áo dài, đạo lí uống nước nhớ nguồn,... Người ta xây nhiều đền đài, đắp những tượng đài tưởng nhớ những người có công dựng nước và giữ nước. Họ thể hiện tinh thần dân tộc bằng sự tưởng nhớ. Giờ đây, những mảnh đất thời chiến đã được nhân dân một lòng bảo vệ và dựng xây phát triển. Khi hòa bình, tình yêu đất nước trở thành một thứ tình cảm đặt sâu trong tim, thành nguồn động lực để kiến thiết nước nhà. Khi có nguy cơ chiến tranh, tinh thần yêu nước ấy được bộc lộ ra một cách mãnh liệt. Bao người Việt khi nghe tin Trung Quốc đánh chiếm đảo nước ta, nhiều người đã hy sinh để bảo vệ bờ biển nước nhà, họ căm phẫn, uất hận Trung Quốc, kẻ bành trướng ngang tàn. Bên cạnh đó, ngày nay, nhiều thế hệ trẻ coi nhẹ tinh thần yêu nước. Họ đi du học và vì lợi ích phát triển của cá nhân mà không trở về Việt Nam để đóng góp cho tổ quốc, hay những kẻ luôn vụ lợi, tham nhũng của dân của nước. Những kẻ đó đáng bị chỉ trích và lên án.

Tinh thần yêu nước theo dòng chảy lịch sử, mãi mãi len lỏi vào sâu thăm tâm hồn những người Việt. Tinh thần đó là một tinh thần đẹp đẽ và cao cả nhường nào.

3.

* Dẫn chứng trong bài Đức tính giản dị của Bác Hồ:

- Về ăn:

+ Chỉ có vài ba món đơn giản

+ Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm

+ Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.

- Nhà ở:

+ Nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng

+ Căn nhà luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm, …

- Việc làm:

+ Suốt đời, suốt ngày làm việc

+ Làm việc nhỏ đến việc lớn

+ Người giúp việc Bác có thể đếm trên đầu ngón tay

*Nêu suy nghĩ: Tính giản dị trg đời sống hiện nay rất quan trọng đối với mỗi người. Sống giản dị dễ nhận được sự cảm thông và yêu mến của mọi người và còn là phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi con người.

4.

Lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài

5.

Công dụng của văn chương “Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng … cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?” → khơi dậy những trạng thái cảm xúc của con người “Văn chương gây cho ta những tình cảm … rộng rãi đến trăm nghìn lần” → rèn luyện, mở rộng thế giới tình cảm của con người

→ Làm giàu tình cảm của con người

“Có kẻ nói từ khi các ca sĩ ca tụng … tiếng suối nghe mới hay” → văn chương làm đẹp và làm hay những thứ bình thường. “Nếu pho lịch sử loài người … cảnh tượng nghèo nàn đến bậc nào các thi nhân, văn nhân làm giàu sang cho lịch sử nhân loại”

→ Làm giàu, làm đẹp cho cuộc sống

6.

Ngay từ nhỏ, chúng ta đã được nghe ông bà kể chuyện cổ tích, nghe mẹ hát ru bằng những điệu dân ca ngọt ngào. Lớn lên, chúng ta được học những bài thơ, những chuyện ngắn, được đọc những cuốn tiểu thuyết dài...Cổ tích, ca dao, những bài thơ, những tác phẩm truyện ấy chính là những áng văn chương. Trong bài ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh có viết: “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng... Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Vậy điều đó có nghĩa là thế nào? Điều đó được thể hiện qua những áng văn chương ra sao?
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã bàn luận, đưa ra quan điểm của mình về ý nghĩa, chức năng, công dụng của văn chương. Trong câu nói đó có thể thấy hai nội dung.
Nói “văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”, ta hiểu từ “hình dung” ở đay là một danh từ, nghĩa là hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. Nhà văn lấy tư liệu từ cuộc sống, phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thật những gì diễn ra trong cuộc sống. Như vậy, văn chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của con người và xã hội. Nội dung văn chương cũng đa dạng, phong phú, sinh động như cuộc sống.
Qua văn chương, ta hiểu được cuộc sống. Qua những bài ca dao, những câu tục ngữ, những câu chuyện cổ tích, ta thấy rất rõ cuộc sống lao động vật vả, cực nhọc của người lao động ngày xưa và tâm hồn tuyệt đẹp của họ. Đọc câu thơ của Bác Hồ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ trăng lồng cổ thủ bóng lồng hoa” (cảnh khuya), ta thấy câu thơ đã tái hiện bức tranh phong cảnh đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc sống động, gợi cảm, tuyệt đẹp. Hay đọc bài Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương, ta thấy hiện ra cuộc sống muôn hình vạn trạng như Hoài Thanh đã nói mỗi nhà văn, nhà thơ là những người sáng tạo, tìm tòi và thể hiện cuộc sống theo một cách tự nhiên tuỳ thuộc vào vốn sống, tài năng và tâm hồn của họ mà tâm hồn của con người lại bao la vô tận cho nên “văn chương còn sáng tạo sự sống” điều ấy nghĩa là ? có thể hiểu là qua các áng văn chương, bằng trí tưởng tượng bay bổng, bằng khát vọng tốt lành, nhà văn dựng nên trong tác phẩm bức tranh đời sống mà có thể cuộc sống hiện tại không có hoặc chưa có, để mọi người phấn đấu xây dựng biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai. Qua việc ca ngợi mảnh đất và con người Sài Gòn trong Sài Gòn tôi yêu, nhà văn Minh Hương mong muốn mọi người đều yêu Sài Gòn như ông. Tình yêu sẽ thúc đẩy con người làm được nhiều điều tốt đẹp, yêu Sài Gòn mọi người sẽ góp phần tích cực giữ gìn và xây dựng một Sài Gòn đẹp hơn, đáng yêu hơn. Cũng như vậy, qua sự sáng tạo ra một thế giới loài vật trong tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký nhà văn Tô Hoài đã gửi gắm khát vọng về một thế giới đoàn kết hoà bình. Thế giới ấy chính là khát vọng của loài người, loài người đã và đang góp sức, chung tay để biến nó thành hiện thực. Đọc truyện chia tay của những con búp bê, của Khánh Hoài chúng ta thấy xót xa cho cảnh ngộ của hai em Thành và Thuỷ. Ta cũng ước mơ cho hạnh phúc của mỗi gia đình mãi mãi bền vững để tuổi thơ không phải chịu đựng nỗi đau của sự chia lìa. Trong văn chương tác giả gửi đến những thông điệp để nhắc nhở chúng ta yêu ghét, đúng đắn cộng hưởng niềm vui nỗi buồn mơ ước với nhà văn để quyết tâm làm những việc thiện điều có ích để cuộc sống tốt đẹp hơn, mới mẻ hơn. Sau những áng văn chương sự sống bao giờ cũng được nối dài, được phát triển trong tâm hồn ý trí khát vọng và hành động của bạn đọc. Đó chính là nhiệm vụ sáng tạo ra sự sống như Hoài Thanh quan niệm.
Bằng câu nói ngắn gọn, súc tích “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng... văn chương còn sáng tạo ra sự sống” Hoài Thanh đã giúp chúng ta hiểu rõ một trong những nhiệm vụ, ý nghĩa của văn chương. Nhờ đó chúng ta đọc văn, suy ngẫm về văn chương được sáng tạo và sâu sắc hơn.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NQ
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
VC
Xem chi tiết
OT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
VB
Xem chi tiết
BG
Xem chi tiết