Ôn tập lịch sử lớp 7

HT

1. Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

2. Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa phong trào Tây Sơn?

3. Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước của thời Lê Sơ? Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước này.

4. Nếu diễn biến chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút? Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm- Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.

5. Em hãy nêu những công lao to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc? Những yếu tố nao giup nghĩa quân Tây Sơn đạt những công lao đó.

6. Nêu diễn biến Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp Tết kỉ dậu năm 1789?

7. Nêu những điểm mới về văn hóa nước ta ở các thế kỉ 17, 18?

LV
3 tháng 4 2017 lúc 14:35

Câu 1 :

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :

- Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

- Ý nghĩa lịch sử : Cuộc khởi nghĩa Lam Son thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.

Câu 2 :

Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta. Tiếp đó, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII.
Câu 3 :

Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:

Nhận xét

◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăg cường từ triểu đình đến địa phương


Câu 4 :

Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền (đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút) làm trận địa quyết chiến : Quan sát lược đồ H.58 (SGK) để thấy được vị trí hiểm yếu của khúc sông này : Có nhiều cồn, cù lao, có nhiều cây cối kín đáo để dấu quân phục kích dành thế chủ động, bất ngờ tấn công tiêu diệt quân giặc.


Câu 7 :

Kinh tế Văn hóa

- Đàng Ngoài nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.

- ĐàngTrong rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,...

Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như gốm Bát Tràng,...

- Chợ, phố xá mọc lên nhiều, xuất hiện thêm nhiều thành thị.

- Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.

- Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.

- Văn học; Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,... -Văn học dân gian có nhiều thể loại. - Nghệ thuật phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,..


Bình luận (0)
BT
3 tháng 4 2017 lúc 15:54

1.

Nguyên nhân thắng lợi :

-Nhân dân ủng hộ , lòng yêu nước của toàn quân dân .

-Khối đòan kết nhất trí của quân dân .

-Tài chỉ huy của Lê Lợi, Nguyễn Trãi , với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn

Ý nghĩa lịch sử :

-Đất nước hoàn toàn giải phóng .

-Giành độc lập tự chủ .

- Mở ra thời kỳ phát triển mới thời Lê sơ.

Bình luận (0)
BT
3 tháng 4 2017 lúc 15:55

2.

Nguyên nhân thắng lợi

-Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân

-Được sự ủng hộ của nhân dân;

-Tài chỉ huy của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân, với chiến thuật tài tình , nắm vững thời cơ phản công quyết liệt , hành quân thần tốc , tiến quân mãnh liệt , chiến đấu cơ động

Ý nghĩa :

Thống nhất đất nước .

Đập tan sự xâm lược của quân Xiêm ,Thanh.

Giữ vững độc lập tổ quốc.

Bình luận (0)
BT
3 tháng 4 2017 lúc 15:55

4.

chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút (1784- 1785 )

-Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm.

-Giữa 1784, hai vạn quân thủy đổ bộ lên Rạch Giá , ba vạn quân bộ xuyên Chân Lạp vào Cần Thơ và chiếm hết miền Tây Gia Định , địch đốt phá , giết người , cướp của .

-Tháng 1- 1785 Nguyễn Huệ tiến vào Gia Định bố trí trận địa trên sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xòai Mút, đại bản doanh đóng ở Mỹ Tho .

-Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch .

-Thủy quân Tây Sơn từ Rạch Gầm – Xòai Mút, cù lao Thới Sơn đổ ra đánh địch, quân địch bị tiêu diệt gần . Nguyễn Ánh trốn sang Xiêm .

Bình luận (0)
BT
3 tháng 4 2017 lúc 15:56

6.

Quang Trung đại phá Quân Thanh 1789 ( từ 25-12- 1788 à 30-1- 1789 ( từ 30 Tết Mậu Thânà mùng 5 Tết Kỷ Dậu ).

* Vua Quang Trung chuẩn bị đại phá quân Thanh :

- 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hòang đế , lấy hiệu là Quang Trung , rồi tiến quân ra Bắc ,mộ thêm quân ở Nghệ An .

- Tới Thanh Hóa tuyển thêm quân , làm Lễ Thệ Sư và đọc bài Hiểu dụ tướng sĩ .

- Đến Tam Điệp(Ninh Bình), cho binh sĩ ăn tết trước rồi đánh quân Thanh trong tết Kỷ Dậu, với tinh thần quyết đánh tan quân giặc .

* Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa :

Từ Tam Điệp quân Tây Sơn chia làm 5 đạo tiến ra Bắc:

+Đạo chủ lực do Quang Trung trực tiếp chỉ huy thẳng hướng Thăng Long .

+Đạo thứ hai và ba đánh vào Tây NamThăng Long và yểm trợ cho đạo chủ lực .

+ Đạo thứ tư ra phía Hải Dương và thứ năm tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của địch .

-Đêm 30 tết ta vượt sông Gián Khẩu, đồn ngụy bị tiêu diệt.

-Đêm mồng 3 tết ta vây đồn Hạ Hồi, địch hạ khí giới .

-Mờ sáng mồng 5 tết ta vây đồn Ngọc Hồi.

-Cũng mồng 5 tết quân ta tấn công chiếm đồn Đống Đa, Sầm Nghi Đống tự tử.

-Trưa mồng 5 tết Quang Trung và Đô đốc Long tiến vào Thăng Long. Tôn sĩ Nghị và bè lũ rút chạy, bị quân ta chặn đánh tại Phượng Nhãn. Đất nước hòan tòan giải phóng.

Bình luận (0)
BT
3 tháng 4 2017 lúc 15:57

3.

Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:

Nhận xét

◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăg cường từ triểu đình đến địa phương

◦ Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ .

Bình luận (0)
BT
3 tháng 4 2017 lúc 15:59

7.

VĂN HÓA :

1. Tôn giáo:

* Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo:

-Nho giáo được đề cao

-Phật giáo ,Đạo giáo được phục hồi

* Hội làng ở nông thôn thường tổ chức vào các ngày lễ tết, giỗ thần hoàng….Có tổ chức văn nghệ, thể thao, các cuộc thi…..mang lại niềm vui, thắt chặt tình đoàn kết và tinh thần yêu nước ở nông thôn.

*Đạo Thiên Chúa theo thuyền buôn phương Tây du nhập vào nước ta năm 1533.Do không thích hợp với cách cai trị nên tìm cách ngăn cấm.

2. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh:
-Chữ quốc ngữ do một số Giáo sĩ đạo Thiên Chúa sáng tạo ở thế kỷ XVII , tuy nhiên chỉ được dùng để truyền đạo.

- Nhân dân ta không ngừng sửa đổi , hoàn thiện chữ Quốc ngữ , nên chữ viết tiện lợi , khoa học .

3. Văn học- nghệ thuật dân gian thế kỷ XVI-XVIII.
* Văn học:

+Văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn trước :

-Nguyễn Bỉnh Khiêm thơ của ông ca ngợi cuộc sống trong sạch, phê phán thói đời xấu xa .

-Đào Duy Từ là nhà văn, nhà quân sự.

-Thiên nam Ngữ Lục bằng chữ Nôm gồm 8000 câu thơ lục bát kể lại lịch sử thời Hồng Bàng đến thời nhà Mạc .

+Phần dân gian: truyện Nôm:

-Truyện Thạch Sanh,Phan Trần , Nhị Độ Mai

-Một số truyện cười, truyện Trạng.

-Thơ lục bát phát triển hoàn chỉnh.

Văn học phát triển mô tả nỗi thống khổ của nhân dân, phản ánh những bất công xã hội ,bộ mặt xấu xa của bọn vua quan, và nói lên trình độ văn hóa của nhân dân.

* Nghệ thuật:

-Điêu khắc gỗ ở nông thôn rất phong phú như đánh vật ; tượng Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay.

- Sân khấu có chèo, tuồng lên án kẻ gian nịnh, ca ngợi tình yêu thương con người .

Nghệ thuật dân gian phát triển mạnh phản ánh truyền thống cần cù , lạc quan của nhân dân lao động, là vũ khí lên án sự áp bức bóc lột , bất công trong xã hội đương thời .

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NN
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
ME
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
ZV
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết