Chương I- Cơ học

MH

1. Dùng mặt phẳng nghiêng thì lực kéo(đẩy) vật lên như thế nào so với trọng lượng của vật?

2. Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực để kéo vật trên mặt phẳng đó như thế nào?

3. Cho ví dụ về mặt phẳng nghiêng.

4. Nêu các cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng.

5. Nêu cấu tạo của đòn bẩy? Cho ví dụ về đòn bẩy?

6. Đối với đòn bẩy, Khi nào F2 < F1 ?

7. Nêu tác dụng của ròng rọc? Cho ví dụ về sử dụng ròng rọc trong thực tế?

PH
27 tháng 3 2020 lúc 9:59

1. Dùng mặt phẳng nghiêng thì lực kéo (đẩy) vật lên như thế nào so với trọng lượng của vật?

Dùng mặt phẳng nghiêng thì lực kéo (đẩy) vật lên nhỏ hơn so với trọng lượng của vật

2. Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực để kéo vật trên mặt phẳng đó như thế nào?

Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực để kéo vật trên mặt phẳng càng nhỏ

3. Cho ví dụ về mặt phẳng nghiêng.

Ví dụ: cầu thang gác, con dốc, cầu trượt

4. Nêu các cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng.

Các cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng là:

Cách 1: Giảm chiều cao của mặt phẳng nghiêng

Cách 2: Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng

Cách 3: Vừa giảm chiều cao, vừa tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

5. Nêu cấu tạo của đòn bẩy?

Cấu tạo của đòn bẩy là:

- Điểm tựa: O

- Điểm tác dụng của trọng lượng vật: O1

- Điểm tác dụng của lực nâng vật: O2

Cho ví dụ về đòn bẩy?

Ví dụ: kéo cắt giấy, kéo cắt kim loại, cần câu, cây búa

6. Đối với đòn bẩy, khi nào F2 < F1 ?

Đói với đòn bẩy, khi OO2 > OO1 thì F2 < F1

7. Nêu tác dụng của ròng rọc? Cho ví dụ về sử dụng ròng rọc trong thực tế?

Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo so khi kéo trực tiếp

Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật

Ví dụ: cần cẩu, cáp treo, thang máy, kéo một vật nặng lên cao,…

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa