Sinh học 7

TO

1) Đặc điểm chung và vai trò của lớp lưỡng cư? các đại diện trong lớp lưỡng cư đã học.

2) Đặc điệm chung và vai trò của lớp bò sát? các đại diện trong lớp bò sát đã học.

3) Đặc điệm chung và vai trò của lớp chim? các đại diện trong lớp chim đã học.

4) Đặc điệm chung và vai trò của lớp thú? các đại diện trong lớp thú đã học.

5) Cách sơ cứu rắn độc cắn.

6) Trong các lớp động vật có xương sống đã học lớp nào tiens hóa nhất? thể hiện ở điểm nào?

H24
22 tháng 3 2017 lúc 7:54

1) Đặc điểm chung của lớp lưỡng cư:

undefined

Đại diện: ếch đồng, ếch ương, cóc nhà, ếch giun,...

Vai trò của lớp lưỡng cư:

- Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh.
- Có giá trị thực phẩm: ếch đồng - Làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc.
- Là vật thí nghiệm trong sinh lý học: ếch đồng.

2) Đặc điểm chung của lớp bò sát:

Là động vật có xương sống, thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
_ Da khô, có vảy sừng, cổ dài, chi yếu, đầu ngón có vuốt sắc.
_ Màng nhĩ nằm trong hốc tai, mắt có mí
_ Phổi có nhiều vách ngăn
_ Tim 3 ngăn, có vách cơ hụt ở tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt.
_ Thụ tinh trong, con đực có cơ quan giao phối, con cái đẻ trứng có vỏ dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, nhiều noãn hoàng

Đại diện: thằn lằn bóng đuôi dài, rắn ráo, cá sấu, rùa,...

Vai trò của lớp bò sát:

_ Có ích lợi cho nông nghiệp như tiêu diệt sâu bọ, chuột đồng,...
_ Có giá trị thực phẩm cao như: thịt rắn, rùa, ba ba...
_ Làm dược phẩm như rượu rắn, mật trắn, nọc rắn độc...
_ Làm sản phẩm mĩ nghệ như: vảy đồi mồi, da cá sấu.

3) Đặc điểm chung của lớp chim:
Là động vật có xương sống, thích nghi cao với sự bay lượn và các điều kiện sống khác nhau.:
+ Toàn thân phủ lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng.
+ Phổi có các ống khí và các mảng túi khí giúp tham gia hô hấp
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể và là động vật hằng nhiệt
+ Trứng có vỏ đá vôi, và được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.
Đại diện: chim bồ câu, đà điểu, chim cánh cụt, công,...

Vai trò của lớp chim:
_ Chim cung cấp thực phẩm và tạo sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh.
_ Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch.
_ Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và các động vật gặm nhấm có hại, giúp phán tán quả và hạt cho cây rừng và giúp thụ phấn cho cây trồng

4) Đặc điểm chung của lớp thú:

_ Là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất
_ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
_ Toàn thân phủ lông mao, bộ răng phân hóa gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm
_ Tim 4 ngăn, và là động vật hằng nhiệt
_ Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não

Đại diện: thỏ, thú mỏ vịt, kanguru, dơi,...

Vai trò của lớp thú:

_ Có vai trò cung cấp thực phẩm, sức khoẻ, làm dược liệu, làm đồ mĩ nghệ, là đối tượng thí nghiệm sinh học và tiêu diệt các loài gặm nhấm co hại
_ Các biện pháp bảo vệ môi trường sống:
+ Bảo vệ các động vật hoang dã
+ Xây dựng khu bảo tồn động vật
+ Tổ chức chăn nuôi các loài thú có giá trị kinh tế.

5) Cách sơ cứu rắn độc cắn:

+ Bước 1: băng ép (garô): Phải nhanh chóng buộc garô (nơi nào có thể garô được) ở phía trên vết cắn 3-5cm. Garô bằng mọi thứ dây tự có tại chỗ như: dây thun, dây chuối, dây quai nón... Chú ý khi garô phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi garô.

+ Bước 2: tẩy nọc bằng cách rửa sạch vết rắn cắn, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím 1‰, cồn iốt 2%...

+ Bước 3: rạch rộng vết cắn hình chữ thập (+). Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2cm. Trước khi rạch rộng phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt dây thần kinh, mạch máu và dây chằng.

+ Bước 4: hút máu tại chỗ rắn cắn.

+ Bước 5: dùng thuốc đơn giản rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế mà ở đó có điều kiện cấp cứu hồi sức.

6) Trong các lớp động vật có xương sống đã học, lớp thú tiến hóa nhất, thể hiện ở các đ2:

- Có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Sự phân hóa của bộ xuơng phù hợp với chức năng lao động bằng tay và đi bằng 2 chân.
- Nhờ lao động có mục đích nên bớt lệ thuộc vào thiên nhiên.
- Có tiếng nói, chữ viết, có tư duy trừu tượng và hình thành ý thức.
- Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn.
- Não phát triển, sọ lớn hơn mặt.

Bình luận (0)
LT
22 tháng 3 2017 lúc 9:02

1/- Lưỡng cư là động vật có xương sống
- Thích nghi với môi trường vừa ở nước, vừa ở cạn
- Da trần, ẩm ướt
- Hô hấp bằng phổi và da
- Di chuyển bằng 4 chi
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể là máu pha
- Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái
- Là động vật biến nhiệt

Bình luận (0)
LT
22 tháng 3 2017 lúc 9:03

2/Lớp bò sát:
+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
_ Da khô, có vảy sừng, cổ dài, chi yếu, đầu ngón có vuốt sắc.
_ Màng nhĩ nằm trong hốc tai, mắt có mí
_ Phổi có nhiều vách ngăn
_ Tim 3 ngăn, có vách cơ hụt ở tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt.
_ Thụ tinh trong, con đực có cơ quan giao phối, con cái đẻ trứng có vỏ dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, nhiều noãn hoàng

+ Vai trò:
Có lợi:
_ Có ích lợi cho nông nghiệp như tiêu diệt sâu bọ, chuột đồng,...
_ Có giá trị thực phẩm cao như: thịt rắn, rùa, ba ba...
_ Làm dược phẩm như rượu rắn, mật trắn, nọc rắn độc...
_ Làm sản phẩm mĩ nghệ như: vảy đồi mồi, da cá sấu.

Có hại:
_ Rắn độc và cá sấu tấn công nguy hiểm cho con người và vật nuôi


Lớp chim:
+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi cao với sự bay lượn và các điều kiện sống khác nhau.:
+ Toàn thân phủ lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng.
+ Phổi có các ống khí và các mảng túi khí giúp tham gia hô hấp
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể và là động vật hằng nhiệt
+ Trứng có vỏ đá vôi, và được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.

+ Vai trò:
Có lợi:
_ Chim cung cấp thực phẩm và tạo sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh
_ Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch
_ Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và các động vật gặm nhấm có hại, giúp phán tán quả và hạt cho cây rừng và giúp thụ phấn cho cây trồng

Có hại:
_ Chim ăn các loài cá, ăn cỏ và hạt có hại cho nền kinh tế và sản xuất nông nghiệp
_ Chim là động vật trung gian truyền bệnh


Lớp thú:
+ Đặc điểm chung:
_ Là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất
_ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
_ Toàn thân phủ lông mao, bộ răng phân hóa gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm
_ Tim 4 ngăn, và là động vật hằng nhiệt
_ Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não

+ Vai trò:
_ Có vai trò cung cấp thực phẩm, sức khoẻ, làm dược liệu, làm đồ mĩ nghệ, là đối tượng thí nghiệm sinh học và tiêu diệt các loài gặm nhấm co hại
_ Các biện pháp bảo vệ môi trường sống:
+ Bảo vệ các động vật hoang dã
+ Xây dựng khu bảo tồn động vật
+ Tổ chức chăn nuôi các loài thú có giá trị kinh tế.

Bình luận (0)
LT
22 tháng 3 2017 lúc 9:04

5/

Trước hết xem xét triệu chứng tại chỗ như: dấu răng, phù nề, màu sắc vùng da bị cắn...

Nếu là rắn thường (rắn không độc) như: trăn, rắn nước, rắn ri cá, rắn ri voi, rắn bông súng, rắn lục cườm... thì không có tuyến nọc và không có răng độc mà chỉ có răng hàm, nên khi cắn để lại vết cắn hình vòng cung, dấu răng đều nhauhoặc để lại răng trên vết cắn.

Rắn độc: có răng độc (hay răng khóa). Rắn độc có hai tuyến nọc và hai răng độc, do đó khi cắn mổ từ trên xuống có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại hai dấu răng trên vết cắn.

Rắn độc cắn thường có hai dấu răng nhưng đôi khi cũng chỉ có một dấu răng hoặc ba, bốn dấu răng. Do đó nên khám xét kỹ, tránh bỏ sót.Thứ hai, dựa vào triệu chứng toàn thân. Rắn không độc cắn: phản ứng tại chỗ nhẹ, ít; phản ứng toàn thân không có. Rắn độc (rắn hổ, rắn lục): nạn nhân sẽ trào đờm, sụp mi, mờ mắt, miệng há không được, nuốt khó hoặc sưng nề, chảy máu tại chỗ, chảy máu toàn thân, nôn ra máu...

Bình luận (0)
LT
22 tháng 3 2017 lúc 9:06

trong câu 2 là có cả câu 3 và 4 luôn bn nha

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
TA
Xem chi tiết
VK
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
CA
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết