Chương I- Cơ học

NK

1/ Có bao giờ nhìn vào gương ta thấy đảo lộn trên thành dưới không? (Thường khi nhìn vào gương, ta thấy đảo lộn trái phải)

2/ Khi ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh đồng thời truyền tới mắt ta, não ta sẽ ghi nhận đó là ánh sáng màu gì?

3/ Tại sao chim không thể thoát khỏi giếng cạn?

4/ Có 2 thanh giống hệt nhau, 1 thanh sắt bình thường và một thanh kim loại nhiễm từ. Hãy tìm cách xác định thanh bị nhiễm từ nhanh nhất có thể?

5/ Tại sao cốc lại đựng được nước?

6/ Tại sao khi ném một hòn đá hình dạng bất kỳ xuống nước (cục gạch) thì cuối cùng ta cũng sẽ vẫn thấy các sóng nước có dạng hình tròn?

7/ Một hộp đen có chứa một thiết bị quay theo một chiều nhất định sau khi bật công tắc ở trên hộp. Làm thế nào để xác định chiều quay của thiết bị bên trong đó.

8/ Tại sao nước chảy ra từ vòi, càng xuống thấp thì tiết diện dòng chảy lại càng nhỏ?

9/ Tại sao khi đốt 1 que diêm đang đặt nằm ngang trong không khí thì nó sẽ bị cong lên phía trên?

10/ Tại sao bóp đá bào thì chúng sẽ dính với nhau thành 1 khối?

QT
11 tháng 7 2017 lúc 20:11

Trả lời:

Câu 1: Khi gương ở trên trần nhà.

Câu 2: Ánh sáng màu Vàng.

Câu 3: Chim không thể bay theo phương thẳng đứng như ruồi hay chuồn chuồn được.

Câu 4:Đặt đầu thanh này vào phần giữa của thanh kia. Tính chất từ của thanh nhiễm từ khiến nó hút rất mạnh ở đầu thanh như rất yếu ở giữa thanh, do vậy; nếu đầu thanh nào đặt vào giữa thanh kia cho lực hút mạnh thì thanh ấy là thanh nhiễm từ.

Câu 5:Vì khoảng cách giữa cách phân tử cốc bé hơn kính thước của phân tử nước.

Câu 6: Mỗi điểm trên vật sẽ tạo ra sóng tròn với tâm hình tròn là chính điểm đó. Khi sóng lan rộng, kích thước của vật sẽ có thể coi là rất nhỏ so với kính thước của sóng, tức là coi như các sóng đồng tâm; thế nên ta thấy sóng có dạng hình tròn.

Câu 7: Ta treo hộp bằng một số dây rồi bắt đầu bật công tắc, thiết bị bên trong bắt đầu quay sẽ làm cho hộp quay (nhưng theo chiều ngườc lại), do đó chỉ cần xem hộp quay thế nào là biết được chiều quay của thiết bị.

Câu 8: Vì càng xuống thấp nước chảy càng nhanh, mà lưu lượng của dòng chảy là không đổi cho nên tiết diện của dòng chảy bị nhỏ đi.

Câu 9: Ta biết là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh, ngọn lửa làm không khí xung quanh nó nóng hơn và bay lên trên (hiện tượng Ác-si-mét) và kéo theo que diêm làm nó có xu hướng bị cong lên.

Câu 10: Khi có áp suất lớn tác dụng, đá bào sẽ bị tan ra; khi ta bóp thì một phần đá sẽ tan ra thành nước để rồi khi ta bỏ tay, phần nước này đông đặc lại và như thành một chất kết dính các hạt đá bào nhỏ lại với nhau thành 1 khối.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NG
Xem chi tiết
BS
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
KK
Xem chi tiết