Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

KH

1. Cho câu thơ: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

a. Em hãy chép những câu thơ tiếp theo để hoàn thành bài thơ. Nêu tên bài thơ, tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của bài thơ em vừa chép.

b.  Câu thứ hai trong nguyên tác: “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” có gì khác về kiểu câu so với bản dịch thơ? Sự khác nhau có ý nghĩa như thế nào?

c. Xét về mặt kết cấu, hai câu thơ 3 và 4 có gì đặc biệt? Hãy chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của kết cấu đó.
 

2. Cho câu thơ sau: Trong tù không rượu cũng không hoa

a. Hãy chép những câu thơ tiếp theo để hoàn thành bài thơ. Cho biết thể thơ của bài thơ em vừa chép? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

b. Hai câu đầu bài thơ Ngắm trăng cho em hiểu điều gì về tâm hồn Bác?

c. Trong câu thơ đầu, tác giả khéo léo sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp đó trong việc thể hiện nội dung.

d. Có người nói rằng “Vọng nguyệt” là bài thơ thể hiện sự hài hòa giữa chất thép và chất trữ tình”. Chỉ ra chất thép và chất tình được thể hiện trong bài thơ.

3. Bài thơ Ngắm trăng mở đầu là “ngục trung”, kết thúc là “thi gia”. Chi tiết này nói lên điều gì?

4. Chỉ ra và nêu tác dụng một biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong bài thơ. Chép những dòng thơ (bài thơ khác) trong chương trình Ngữ văn 8 kỳ 2, cũng có sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc giống như vậy. Nêu tên bài thơ và tên tác giả.


Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết