Ôn tập lịch sử lớp 6

TH

1. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?

2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây?

3. Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì?

4. Người Hy Lạp, Rô Ma đã có những đóng góp gì về văn hóa?

5. Những dấu vết của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?

H24
27 tháng 3 2017 lúc 18:44

1. Vào cuối thời nguyên thủy, cư dân ở lưu vực những dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, Ơ-phơ-rat và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc... ngày càng đông. Đất ven sông vừa màu mỡ, vừa dễ trồng trọt. Nghề nông trồng lúa ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế chính. Người ta cũng biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh, máng dẫn nước vào ruộng. Nhờ thế, con người có thể thu hoạch lúa ổn định hằng năm. Lúa gạo ngày càng nhiều. Trong xã hội bắt đầu xuất hiện kẻ giàu, người nghèo. Nhà nước ra đời. Từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN, những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên đã hình thành ở Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc ngày nay. Đây là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người.

2. Nhìn trên bản đồ thế giới, ta sẽ thấy ở miền Nam Âu có hai bán đảo nhỏ vươn dài ra Địa Trung Hải. Đó là các bán đảo Ban Càng và I-ta-li-a. Nơi đây, vào khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, đã hình thành hai quốc gia Hi Lạp và Rô-ma.
Đất đai ở đây không thuận lợi cho việc trồng lúa. Cư dân ở Hi Lạp và Rô-ma phải trồng thêm các loại cây lưu niên như nho, ô liu. Nhờ có công cụ sắt, các nghề thủ công như luyện kim, làm đồ mỹ nghệ, đồ gốm, nấu rượu nho, làm dầu ô liu ... phát triển. Bờ biển Hi Lạp và Rô-ma có nhiều cảng tốt ; thương nghiệp, nhất là ngoại thương, rất phát triển. Người Hi Lạp và Rô-ma mang các sản phẩm thủ công và rượu nho, dầu ô liu sang tận Lưỡng Hà, Ai Cập bán rồi mua về lúa mì và súc vật.

3.

Để cày cấy cho đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết được sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh đã ảnh hưởng tới việc “mưa thuận, gió hòa” hằng năm. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Cũng từ những hiểu biết đó, người phương Đông đã sáng tạo ra lịch, chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ còn biết làm đồng hồ đo thời gian.
Người phương Đông cổ đại đều dùng chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của con người. Những chữ này được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.

Trong lĩnh vực toán học, người Ai Cập cổ đại đã nghĩ ra phép đếm đến 10 và rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số pi bằng 3,16. Còn người Lưỡng Hà lại giỏi về số học. Các chữ số ta đang dùng ngày nay, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ cổ xưa sáng tạo nên.

Các dân tộc phương Đông đã xây dựng nên những công trình kiến trúc đồ sộ. Những kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà... mãi mãi là những kì quan để cả thế giới chiêm ngưỡng và thán phục.

4. Người Hi Lạp và Rô-ma đã biết làm lịch dựa theo sự di chuyển của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Họ tính được một năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng. Đó là Dương lịch.
Người Hi Lạp và Rô-ma đã sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c, ban đầu gồm 20 chữ, sau là 26 chữ mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng.
Những hiểu biết của người Hi Lạp và Rô-ma cũng đạt tới một trình độ khá cao trong nhiều lĩnh vực khoa học như số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, sử học, địa lí v.v... Trong mỗi lĩnh vực đều có những nhà khoa học nổi danh, như Ta-lét, Pi-ta-go, ơ-cơ-lít trong toán học, Ác-si-mét trong vật lí học, Pla-tôn, A-ri-xtốt trong triết học, Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít trong sử học, Stơ-ra-bôn trong địa lí v.v... Họ là những người đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học sau này.

Nền văn học Hi Lạp được cả thế giới biết đến với những bộ sử thi nổi tiếng I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti của Et-sin, ơ-đíp làm vua của Xô-phô-clơ v.v...

Trên đất nước Hi Lạp và Rô-ma ngày nay còn bảo tồn nhiều di tích kiến trúc và điêu khắc của thời cổ đại, như đền Pác-tê-nông trên đồi A-crô-pôn ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô... Đó là những kiệt tác khiến người đời sau vô cùng thán phục. 

5. Thời xa xưa, nước ta là một vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, mái đá, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài ; khí hậu hai mùa nóng - lạnh rõ rệt, thuận lợi cho cuộc sống của cỏ cây, muông thú và con người.
Vào những năm 1960 - 1965” các nhà khảo cổ học đã lần lượt phát hiện được hàng loạt di tích của Người tối cổ.
Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chưa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 - 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tôi cổ. Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)..., người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập ; nhiều mảnh đá ghè mỏng... ở nhiều chỗ.

Bình luận (0)
BT
27 tháng 3 2017 lúc 18:52

1.

- Thời gian: cuối thiên niên kỉ IV – đầu thiên niên kỉ III TCN.

- Địa điểm: trên lưu vực các sông lớn hình thành Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.

- Kinh tế: nông nghiệp là chính, biết làm thủy lợi, thu hoạch lúa ổn định hàng năm.

Bình luận (0)
BT
27 tháng 3 2017 lúc 18:54

2.Các quốc gia cổ đại phương Tây đã được hình thành ở các bán đảo Ban Cảng và I-ta-li-a (miền nam châu Âu) vào khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN.

Bình luận (0)
BT
27 tháng 3 2017 lúc 18:55

3.

Những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia phương Đông cổ đại là:

Ai Cập: Xây dựng các Kim tự tháp, tượng Nhân sư, các đền đài, lăng tẩm, các pho tượng (tượng quan ghi chép, các vị thần..) ,đồ gốm, trang sức..., chữ tượng hình, các thành tựu toán học - thiên văn (tính số pi=3,5; hệ đếm số...,làm lịch viết trong các pa-py-rút...)

+Lưỡng Hà: Xây dựng thành Ba-bi-lon, vườn treo Ba-bi-lon, các thành tựu toán học - thiên văn (pi=3,125; bảng nhân, hệ đếm số, giải phương trình, lượng giác...)

+Trung Quốc: Xây dựng các cung điện, đền đài, lăng tẩm, đồ gốm, lụa, trang sức,...làm lịch, chữ tượng hình, thành tựu toán,...

+Ấn độ: Hình thành các tôn giáo lớn (Đạo Phật, Đạo Hin-đu, Đạo Bà La Môn ...). Xây dựng các cột trụ bằng đồng cao lớn ghi những văn tự cổ, các đền chùa,....các thành tựu toán đặc biệt là việc phát hiện chữ số 0.

Bình luận (0)
BT
27 tháng 3 2017 lúc 18:56

4.Người Hi Lạp và Rô-ma đã có những thành tựu văn hóa :

Người Hi Lạp và Rô-ma đã biết làm lịch dựa theo sự di chuyển của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Họ tính được một năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng. Đó là Dương lịch.
Người Hi Lạp và Rô-ma đã sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c, ban đầu gồm 20 chữ, sau là 26 chữ mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng.
Những hiểu biết của người Hi Lạp và Rô-ma cũng đạt tới một trình độ khá cao trong nhiều lĩnh vực khoa học như số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, sử học, địa lí v.v... Trong mỗi lĩnh vực đều có những nhà khoa học nổi danh, như Ta-lét, Pi-ta-go, ơ-cơ-lít trong toán học, Ác-si-mét trong vật lí học, Pla-tôn, A-ri-xtốt trong triết học, Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít trong sử học, Stơ-ra-bôn trong địa lí v.v... Họ là những người đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học sau này.
Nền văn học Hi Lạp được cả thế giới biết đến với những bộ sử thi nổi tiếng I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti của Et-sin, ơ-đíp làm vua của Xô-phô-clơ v.v...

Trên đất nước Hi Lạp và Rô-ma ngày nay còn bảo tồn nhiều di tích kiến trúc và điêu khắc của thời cổ đại, như đền Pác-tê-nông trên đồi A-crô-pôn ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô... Đó là những kiệt tác khiến người đời sau vô cùng thán phục. 

Bình luận (0)
BT
27 tháng 3 2017 lúc 18:58

5.nơi tìm thấy di cốt của người tối cổ : miền Đông Châu Phi , Đông Nam Á , Trung Quốc ...

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
ND
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
AC
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
MD
Xem chi tiết
KK
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết