Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Câu nói cuối cùng của Vũ Như Tô thể hiện tâm trạng chua chát, tuyệt vọng không còn muốn sống, đau đớn đến bàng hoàng, linh hồn ông đã chết cùng Cửu Trùng Đài.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu của tác giả có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật:

1. "Đan Thiềm: Tôi ở đây. (Có tiếng quân reo dữ dội: “Giết chết Vũ Như Tô, giết chết lũ cung nữ.").

Vũ Như Tô (thản nhiên): Bà ở đây. Vậy tôi cũng ở đây, nguy biến ta cùng chịu."

=> Chỉ dẫn sân khấu “Có tiếng quân reo dữ dội: “Giết chết Vũ Như Tô, giết chết lũ cung nữ."" thể hiện bối cảnh hỗn loạn, quân khởi loạn ào đến lũ lượt;  “thản nhiên” thể hiện suy nghĩ, thái độ của Vũ Như Tô khi quân reo dữ dội đòi giết mình.

2. "Đan Thiềm (thở hồn hển): Nguy đến nơi rồi...Ông Cả!"

=> Chỉ dẫn sân khấu “thở hổn hển” thể hiện hành động mệt mỏi, gấp gáp của Đan Thiềm khi vội vã chạy đến giục Vũ Như Tô đi trốn.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Trong mắt quân khởi loạn thì Vũ Như Tô bị xếp cùng hạng với những cung nữ vì họ cho rằng Vũ Như Tô cũng như các cung nữ, dụ dỗ vua làm theo lời mình, báo hại dân chúng sống trong lầm than, khổ cực.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Phản ứng của quân sĩ trước lời nói của Vũ Như Tô: cười ầm, chửi “Câm ngay đi”, xúm lại vả vào miệng Vũ Như Tô.

=> Coi thường, tức giận trước việc làm của Vũ Như Tô.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Hình ảnh Đan Thiềm trong mắt của quân khởi loạn và Ngô Hạch: là “con đĩ già”, dâm phụ chuyên đi dụ dỗ người khác.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tác dụng của những chỉ dẫn sân khấu trong văn bản: giúp khung cảnh, tâm trạng của nhân vật thể hiện rõ ràng, sinh động hấp dẫn.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Các chi tiết thể hiện Vũ Như Tô hoàn toàn sống với Cửu Trùng Đài và không biết gì về thế cuộc:

- Có việc gì mà bà chạy hớt ha hớt hải?

- Lạ chưa, nguy làm sao?

- Sao bà nói lạ? Đài Cửu Trùng chưa xong, tôi trốn đi đâu? Làm gì phải trốn?

- Làm sao mà phải trốn? Bà nói rõ cho là vì sao?

- Sao thế?

- Tôi làm gì nên tội?

- Mà tôi không làm gì nên tội. Họ hiểu nhầm.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Tác giả Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) sinh ra trong một gia đình nhà nho ở Bắc Ninh.

- Ông là là một nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng, cha đẻ của nhiều vở kịch nổi tiếng: Vũ Như Tô, Bắc Sơn,...

- Là người sáng lập ra NXB Kim Đồng.

- Ông viết văn để thể hiện tinh thần yêu nước. Nguồn cảm hứng lớn nhất của ông là khai thác lịch sử.

- Văn phong giản dị, trong sáng, đôn hậu, sâu sắc.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Những cái chết ở đây không phải là cái chết của nhân vật bi kịch.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Vũ Như Tô đã hoàn toàn cô độc.

Trả lời bởi datcoder